Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Lãi suất giảm và tác động tới thị trường chứng khoán

07:42 | 24/06/2012

7,762 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thời gian gần đây các thông tin giảm lãi suất đơn thuần chỉ còn tác dụng hỗ trợ  mà không đóng vai trò mạnh trong việc thúc đẩy thị trường đi lên. Quyết định giảm lãi suất huy động xuống 9% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm mục tiêu đưa mặt bằng lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn, qua đó giúp doanh nghiệp (DN) có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ mục đích phục hồi sản xuất kinh doanh.

Đây là chủ trương đúng đắn khi Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm lại, thậm chí là suy thoái. Vậy quyết định này tác động đến thị trường chứng khóan như thế nào? Liệu đây có thể là bàn đạp để thị trường chứng khoán đi lên hay không? Chúng tôi sẽ chia sẻ quan điểm của mình trên các khía cạnh khác nhau của sự kiện này.

Mục đích của việc giảm lãi suất

Giảm lãi suất giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho các DN, đặc biệt là các DN thuộc diện khuyến khích trong chính sách tín dụng. Giảm theo một cách chi phí – cũng là cách để giảm giá thành sản phẩm đầu ra dài hạn thì việc này sẽ dần làm giảm giá thành các sản phẩm tiêu dùng tiến tới giảm lạm phát.

Với điều hành tiền tệ của NHNN, với định hướng các ngân hàng tái cơ cấu các khoản cho vay tới hạn cho DN nào có khả năng trả nợ, giảm lãi suất sẽ phần nào sẽ làm giảm nợ xấu năm 2012. Giảm lãi suất giúp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy các kênh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất giảm sẽ ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán như thế nào?

Giảm lãi suất sẽ tác động thế nào tới nền kinh tế hiện nay?

Ở khía cạnh tích cực, giảm lãi suất có tác dụng:

Giảm chi phí cho các DN – hiệu quả này chắc chắn sẽ đạt được chỉ trong một thời gian ngắn, đặc biệt là các DN có tỉ lệ vốn vay cao (như bất động sản chẳng hạn).

Việc giảm lãi suất sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả (giảm chi phí cho DN); đối với các DN đang khó khăn về đầu ra thì việc này chủ yếu kéo dài thời gian “cầm cự” cho DN.

Có khá nhiều khoản vay tín dụng lãi suất siêu khủng (từ năm ngoái) được ẩn dưới các hình thức như ủy thác đầu tư, hợp tác đầu tư, hoặc với các khoản vay kỳ hạn ngắn, theo như tìm hiểu của chúng tôi thì các nội dung này hầu như lãi suất không được điều chỉnh giảm theo mặt bằng. Điều này cho thấy các DN nếu năm ngoái đã phải sử dụng nguồn vay kiểu này để có thể vay được tiền từ ngân hàng thì hầu như năm nay sẽ không được lợi gì từ việc giảm lãi suất.

Tái cơ cấu các khoản vay nợ tới hạn: đây cũng là định hướng chính sách tiền tệ của NHNN từ đầu năm. Theo đó, các DN còn đang tốt sẽ tiếp tục tốt lên khi dòng tiền trong DN tiếp tục chảy đều, không bị xáo trộn và lãi suất các khoản vay được dần điều chỉnh xuống.

Mặc dù vậy, thực tế cho thấy tín dụng 5 tháng vẫn âm 1%. Nhiều nhà đầu từ bắt đầu tỏ ra nghi ngờ về công tác tái cơ cấu nợ cũ của hệ thống ngân hàng. Nếu như tình hình của quá nhiều DN lâm vào tình thế “xấu” thì bản than các ngân hàng cũng không dám thực hiện “đảo nợ”, mà chỉ có thể thu hồi nợ cũ mà thôi.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: như đã nói ở trên, nếu như tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm vẫn âm 1% thì đó là con số thực tế cho thấy mặc dù lãi suất giảm nhưng hiện tại sẽ chưa có nhiều tác dụng thúc đẩy kinh tế như kỳ vọng, người viết cho rằng chủ yếu do các nguyên nhân:

Thứ nhất, DN xấu nhiều hơn tốt, khiến ngân hàng khó có thể giải ngân cho vay.

Nguyên nhân thứ hai là, DN khó khăn chủ yếu ở đầu ra, do đó lãi suất mặc dù giảm nhưng DN nếu đang tạm ổn thì sẽ không có nhu cầu vay. Hầu hết sẽ trong trạng thái co hẹp quy mô, giảm chi phí và hoạt động ổn định để duy trì, hoặc sẽ tìm cách tăng các khoản đầu tư mang tính dài hạn.

Tác động xấu có thể xảy ra khi giảm lãi suất

Ngắn hạn có thể tác động xấu tới lạm phát (nếu như không quản lý tín dụng một cách chặt chẽ).

Giảm lãi suất giúp tăng tiền đầu tư, nhưng tiền tiết kiệm có thể giảm dẫn tới khó khăn cho hệ thống ngân hàng. Ở thời điểm hiện tại, NHNN đã có những biện pháp đảm bảo điều này. Đầu năm đến nay, NHNN đã mua 9 tỉ USD ngoại tệ, bơm ra một lượng tiền Việt khổng lồ.

Giảm lãi suất, nếu không đảm bảo khâu quản lý có thể sẽ khiến dòng tiền tín dụng không qua hệ thống ngân hàng. Đây là vấn đề đáng lo ngại khi nhu cầu vốn của DN rất lớn, nhưng qua các khảo sát cho thấy DN rất khó tiếp cận được vốn từ ngân hàng, đặc biệt là vốn chi phí thấp. Sẽ không phải là một tin tốt nếu tình hình tín dụng “đen” lại tiếp tục phát triển mạnh như năm 2010-2011.

Giảm lãi suất giúp chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và các ngoại tệ giảm mạnh, do đó gián tiếp gây áp lực tới tỉ giá, đặc biệt khi vào chu kỳ nhu cầu tỉ giá lên cao.

Nhiều tổ chức nước ngoài như IMF, WB, ANZ v.v… đều có đưa ra những cảnh báo về việc hạ lãi suất nhanh và sớm có thể tác động bất ổn tới vĩ mô.

Giảm lãi suất tác động như thế nào tới thị trường chứng khoán?

Nhà đầu tư kỳ vọng ở sự đi lên của thị trường chứng khoán (TTCK) sau khi lãi suất liên tục giảm, chủ yếu ở các khía cạnh:

Giảm lãi suất giúp DN tiếp cận được nguồn vốn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, do vậy kết quả kinh doanh của DN có thể sẽ tốt lên, qua đó giá cổ phiếu sẽ tăng…

Giảm lãi suất giúp kinh tế tăng trưởng tốt hơn, qua đó TTCK với tư cách là hàn thử biểu của nền kinh tế sẽ tăng tương ứng với kỳ vọng từ việc giảm lãi suất này…

Giảm lãi suất giúp kênh đầu tư chứng khóan trở nên hấp dẫn hơn trong mối tương quan giữa lợi nhuận – rủi ro.

Vấn đề ở chỗ dòng tiền tiết kiệm trong dân khi không còn gửi vào ngân hàng nữa thì sẽ đổ về đâu hiện tại vẫn là một câu hỏi rất khó trả lời. Tiền này có thể đổ vào chứng khoán, bất động sản, hoặc cũng có thể chảy thẳng vào các doanh nghiệp cần vốn với lãi suất “thỏa thuận” mà không qua trung gian là các ngân hàng, hoặc cũng có thể sẽ tăng cường nắm giữ ngoại tệ (đầu cơ).

Chính vì vậy, thời gian gần đây thông tin giảm lãi suất đơn thuần chỉ còn tác dụng hỗ trợ mà không đóng vai trò mạnh trong việc thúc đẩy thị trường đi lên. Tôi cho rằng, nhà đầu tư hiện tại có cái nhìn tổng quan hơn, họ quan tâm toàn diện vấn đề với nhiều biến kinh tế, trong đó bao gồm: Lãi suất, lạm phát và tăng trưởng tín dụng và có lẽ yếu tố căn bản vẫn là chất lượng của nền kinh tế có được nâng lên hay không, DN kinh doanh có hiệu quả hay không? Đó mới là điều quyết định sự đi lên bền vững của thị trường.

Đào Hồng Dương

Ban Phân Tích – CTCP Chứng Khoán Dầu Khí