Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Lãi suất giảm lần thứ 4, dòng tiền liệu có dịch chuyển sang kênh chứng khoán?

08:35 | 21/06/2023

67 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, lần thứ 4 trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm các mức lãi suất...

NHNN hạ lãi suất điều hành lần thứ 4 liên tiếp

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định điều chỉnh các mức lãi suất. Mức giảm với một số loại lãi suất điều hành là 0,25-0,5%. Quyết định giảm lãi suất có hiệu lực từ ngày 19/6. Cụ thể lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng (TCTD) giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 3,5%/năm xuống 3%/năm.

Lãi suất giảm lần thứ 4, dòng tiền liệu có dịch chuyển sang kênh chứng khoán?
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp phù hợp để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5%/năm xuống 4,75%/năm.

Riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ mức 4,5%/năm xuống 4%/năm.

Riêng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm. Ngân hàng Nhà nước cho biết, bám sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ để phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, lạm phát được kiểm soát; thanh khoản của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đảm bảo. Do đó, để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 trong năm 2023.

Các chuyên gia nói gì?

Lãi suất giảm lần thứ 4, dòng tiền liệu có dịch chuyển sang kênh chứng khoán?
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực

Nhận định về tác động của động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, TS Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV đánh giá, trong bối cảnh Fed chưa thể hiện rõ quan điểm dừng tăng lãi suất từ nay tới cuối năm, Việt Nam còn dư địa để giảm lãi suất khi lạm phát đang giảm và ở mức khá thấp, tỷ giá ổn định.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng động thái trên chưa thể giúp tình hình cải thiện rõ rệt bởi sản xuất và tiêu dùng - 2 hai lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế - hiện đều đối mặt với sự suy giảm. Do đó, người dân sẽ không có nhu cầu vay nợ để chi tiêu thêm và doanh nghiệp cũng không có ý định vay nợ để mở rộng hoạt động sản xuất. Giảm lãi suất sẽ không có nhiều tác động nếu không có sự tăng trưởng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Theo PGS.TS Vũ Sỹ Cường - Kinh tế trưởng Viện Công nghệ và Phát triển tài chính (Học viện Tài chính), giảm lãi suất điều hành dù có tác động ít nhiều nhưng sẽ từ từ. Chưa kể thời điểm này dù có giảm lãi suất thì tăng trưởng tín dụng vẫn thấp bởi "doanh nghiệp vay cũng không biết làm gì".

Vị chuyên gia cho rằng mấu chốt vẫn là ở câu chuyện tăng trưởng kinh tế, không thấy có cơ hội kinh doanh thì doanh nghiệp cũng không vay kể cả lãi suất thấp.

Dòng tiền có "chạy" sang kênh chứng khoán?

Trong đợt giảm lãi suất điều hành lần 3 hồi cuối tháng 5 vừa qua, một lượng lớn tiền gửi (chủ yếu là kỳ hạn 6 tháng) đã được rút ra và chuyển sang kênh chứng khoán. Dễ thấy nhất là giá trị giao dịch trên toàn thị trường tăng lên ngưỡng 18.000 - 23.000 tỷ đồng, có phiên vượt 27.000 tỷ.

Cùng với việc VN-Index rục rịch tăng điểm từ vùng giá 1.03x, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 5 cũng tăng trở lại trên mức 100.000 tài khoản (gấp 3-4 lần tháng trước đó).

Những chuyển động trên phần nào cho thấy xu hướng giảm lãi suất đang tác động khá tích cực đến thị trường chung, nhất là câu chuyện tăng vốn và đẩy mạnh kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chứng khoán.

Bày tỏ quan điểm về tác động trong đợt điều chỉnh lần này với thị trường chứng khoán, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty CP Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, việc giảm lãi suất điều hành sẽ có độ trễ, khó có thể nhanh chóng. Phải sang quý 3, khi áp lực chi phí vốn giảm, ngân hàng mới có thể giảm lãi suất cho vay.

Với thị trường chứng khoán, đây sẽ là kênh đầu tư được hưởng lợi trực tiếp. Khi tiền gửi tiết kiệm bớt hấp dẫn, sẽ có sự dịch chuyển sang kênh khác. Vậy vấn đề đặt ra liệu hạ lãi suất tiết kiệm có ảnh hưởng nhiều đến thanh khoản, cung tiền của các ngân hàng?

Ông Minh cho rằng thời điểm hiện tại rất khác so với cách đây 2 năm. Do vậy, không quá lo ngại chuyện "all in" vào chứng khoán hay bất động sản... ngay cả khi kênh tiết kiệm kém hấp dẫn bởi thực tế tiền gửi vừa qua của doanh nghiệp và người dân vào ngân hàng rất dồi dào.

Thêm nữa, ông Minh dự báo khả năng cao NHNN có thể sử dụng các công cụ khác (cung tiền M2, dự trữ bắt buộc...) để đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Do vậy các ngân hàng có dư địa để giảm lãi suất tiết kiệm, giảm lãi suất cho vay."Hãy để thị trường quyết định, tôi cho rằng mấy tháng cuối năm lãi suất cho vay sẽ giảm. Họ cũng phải hạ để kéo khách hàng, kích thích tăng trưởng tín dụng trở lại",ông Minh dự báo.

Theo Kinhtechungkhoan.vn

Giảm lãi suất điều hành tác động thế nào đến thị trường bất động sản?Giảm lãi suất điều hành tác động thế nào đến thị trường bất động sản?
Cung tiền và thúc đẩy đầu tưCung tiền và thúc đẩy đầu tư
Hành động của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nửa cuối 2023Hành động của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nửa cuối 2023