Lãi suất cao có thể kéo chậm tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2019
MBS nhận định việc giảm tốc tín dụng là cần thiết để cân đối tăng trưởng dài hạn bởi: Tỷ lệ tín dụng trên GDP đạt xấp xỉ 130% trong năm 2018 - mức cao tương đương năm 2011; chênh lệch tín dụng năm 2018 vẫn ở mức an toàn song việc giảm tốc là cần thiết.
(Ảnh minh họa) |
Không chỉ tín dụng giảm tốc, tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng, theo MBS, sẽ gặp thêm khó khăn khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại được dự báo sẽ khó cải thiện trong năm nay, trong khi áp lực tăng lãi suất huy động gia tăng nhưng với cạnh tranh cho vay bán lẻ sẽ khiến ngân hàng không tăng lãi suất cho vay.
“Nguồn vốn liên ngân hàng giá rẻ cũng sẽ không còn dồi dào do một số biện pháp thắt chặt tiền tệ gần đây, lạm phát cũng đang có xu hướng tăng và lãi suất trái phiếu Chính phủ khó giảm sâu”, MBS nhận định.
Tuy nhiên, theo MBS thì NIM sẽ có thể cải thiện chọn lọc ở một số ngân hàng như Vietcombank và MB khi có thể cạnh tranh về chi phí vốn thấp nhờ lợi thế riêng biệt và tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao; hay Techcombank do xây dựng được hệ sinh thái tốt nên huy động được CASA dồi dào...
Bình luận về vấn đề này, TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia ngân hàng cho biết, sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh thì việc các ngân hàng củng cố lại hoạt động, trong đó có tín dụng là điều cần thiết. Dĩ nhiên, điều này sẽ có ảnh hưởng phần nào tới lợi nhuận của ngân hàng, song việc “hy sinh” một phần lợi nhuận ở thời điểm này để củng cố hoạt động tín dụng lành mạnh hơn, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro sẽ có lợi hơn đối với ngân hàng trong tương lai.
M.T
“Nắn” dòng chảy tín dụng |
Tăng cường phát hành thẻ tín dụng dễ đẩy rủi ro đến người tiêu dùng |
Nhu cầu tín dụng chủ yếu đến từ cá nhân và các công ty tư nhân |