Kỳ vọng ở Công ty Quản lý tài sản
Gánh nặng đặt lên vai VAMC là hết sức nặng nề.
Ngày 1/7/2013, theo tinh thần Nghị định 53/2013/NĐ-CP, VAMC sẽ chính thức đi vào hoạt động với số vốn ban đầu được xác định là 500 tỉ đồng. Sự ra đời của VAMC đã gần như ngay lập tức nhận được sự chào đón của nền kinh tế bởi sau rất nhiều nỗ lực giảm trừ nợ xấu chưa mang lại kết quả như mong muốn. VAMC sẽ là “liều thuốc” đặc chủng chữa trị bệnh nợ xấu mà nền kinh tế đang mắc phải.
VAMC ra đời với sứ mệnh cao cả như vậy và thực tế nó cũng nhận được rất nhiều chia sẻ từ các Đại biểu Quốc hội, của giới chuyên gia. Thậm chí, khi bàn về vấn đề nên hay không nên miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho VAMC, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền nhấn mạnh: VAMC được miễn thuế là hợp lý vì công ty này hoạt động để xử lý nợ xấu, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Đáng chú ý, việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 12/2013/TT-NHNN về việc hoãn thực hiện phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, gánh nặng xử lý nợ xấu đang đặt trọn trên vai của VAMC.
Theo phân tích của giới chuyên gia, sự ra đời của VAMC theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP sẽ là cơ hội để các tổ chức tín dụng sẽ tìm mọi bán những khoản nợ “xương xẩu” cho công ty này. Đồng thời, các ngân hàng thương mại sẽ giữ lại những khoản nợ xấu “đẹp” hơn để cơ cấu lại nợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục vay vốn.
Cái được của VAMC là như vậy nhưng theo quan điểm bình luận của giới chuyên gia thì một mình VAMC sẽ khó “gánh đỡ” toàn bộ nợ xấu.
Xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Đức Thành Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, thành viên cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ đưa quan điểm, ngay cả khi VAMC thành lập thì cũng đặt ra vấn đề phải hình thành thị trường mua bán nợ, khơi thông nguồn lực và ai sẽ là người mua lại nợ xấu. Cũng quan trọng không kém là phải giúp doanh nghiệp tự hồi sinh” – TS Thành phân tích.
Vị chuyên gia này cho rằng, VAMC ra đời mới chỉ là một trong những giải pháp bước đầu trong bài toán xử lý nợ xấu.
Cùng chia sẻ quan điểm trên, TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh việc giải quyết bài toán nợ xấu của nền kinh tế đối với VAMC là hết sức khó khăn bởi số vốn mà VAMC chỉ là 500 tỉ đồng, ít hơn rất nhiều “cục nợ” lên tới 500.000 tỉ đồng mà nền kinh tế đang gánh. Ông cho rằng, VAMC chỉ là biện pháp ngắn hạn.
Đó là những khó khăn, thách thức và quan điểm bình luận mà giới chuyên gia đưa ra trước sự ra đời của VAMC. Nợ và nợ xấu vẫn đang là thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt, rất nhiều giải pháp đã được Chính phủ, các Bộ, ngành đưa ra nhằm giải quyết tình trạng này. Nhưng như chúng ta đã biết, gánh nặng nợ xấu vẫn đang đè nén, cản trở quá trình tái cáu trúc nền kinh tế nói chung và các thị trường nói riêng.
Thị trường bất động sản là minh chứng rõ nét nhất về hậu quả mà nợ xấu đang gây ra. Hơn 2 năm qua đã có một tá những chính sách nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản nói chung và với mỗi doanh nghiệp, mỗi dự án nói riêng nhưng hầu như không phát huy tác dụng. Cục nợ bất động sản, thanh khoản thị trường quá thấp đã khiến những chính sách như giãn, giảm thuế… không phát huy tác dụng, thậm chí, là chỉ được nhìn nhận là chỉ đủ sức hỗ trợ doanh nghiệp “cầm hơi”.
Thanh Ngọc
-
Hà Nội: 150 sản phẩm được bình chọn là “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”
-
Giá vàng hôm nay (25/11): Thị trường thế giới tăng trở lại
-
Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD
-
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
-
Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm