Kỳ tích vượt khó của ngành điện
Dấu ấn một chặng đường
Được thành lập vào ngày 1/7/2008, thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008, nên ngay từ những bước đi đầu tiên, EVN NPT đã phải đối diện với vô vàn khó khăn thách thức, đặc biệt là vấn đề vốn đầu tư, cơ sở vật chất thiếu thốn, khả năng truyền tải của lưới điện Quốc gia hạn chế, tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra, nguy cơ sự cố cao… Nhưng trước những đòi hỏi từ thực tiễn phát triển của nền kinh tế, các chương trình, kế hoạch và mục tiêu phát triển lưới điện quốc gia của EVN NPT không được phép chậm trễ.
Ông Đặng Phan Tường - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN NPT cho biết: Ngay từ những ngày đầu hoạt động, bằng sự nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả, EVN NPT đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu to lớn và hoàn thành tốt sứ mệnh “đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam”. “Lưới điện truyền tải quốc gia đã vươn tới hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và từng bước kết nối với lưới điện truyền tải của các nước trong khu vực với công nghệ ngày càng hiện đại” - ông Tường nhấn mạnh thêm.
Thay mặt Đảng và Nhà nước, ông Hoàng Quốc Vượng trao Huân chương Lao động hạng Ba cho đại diện lãnh đạo EVN NPT
Về công tác đầu tư xây dựng, theo ông Tường, đây chính là vấn đề lớn nhất, khó khăn nhất không chỉ với EVN NPT mà của cả ngành điện vốn đã và đang phải đối diện, đặc biệt là khó khăn về thu xếp vốn và bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, cũng như hầu hết các đơn vị khác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVN NPT vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và ngành điện giao phó. Con số 212 công trình đóng điện và đưa vào vận hành an toàn với tổng giá trị đầu tư lên tới 54.000 tỉ đồng đã nói lên điều đó.
Điển hình có thể kể đến một loạt các công trình như các dự án đồng bộ với Nhà máy Thủy điện Sơn La, các nhà máy thủy điện khu vực miền Trung, Tây Nguyên, các nhà máy nhiệt điện khu vực Đông Bắc và miền Nam… Và đặc biệt, cuối năm 2012, EVN NPT đã đóng điện thành công và đưa vào vận hành an toàn đường dây 220kV Đắk Nông - Phước Long - Bình Long sau hơn 12 tháng triển khai thực hiện - một kỷ lục về tiến độ thi công công trình lưới điện. Đây có thể xem là thành tích rất đáng tự hào mới vừa tròn 5 tuổi như EVN NPT.
Ngoài ra, trong 5 năm qua, EVN NPT còn đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Sản xuất kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận vào năm 2012, tạo bước chuyển tích cực về tình trạng tài chính của EVN NPT; đảm bảo tốt đời sống và việc làm cho người lao động; hoàn thành việc xóa bỏ các công trình lâm quản tồn tại từ nhiều năm trước. Công tác quyết toán các dự án đầu tư xây dựng hoàn thành có nhiều chuyển biến lớn; công tác cấp phát và quản lý chi phí sản xuất, sửa chữa lớn, thuế VAT đi vào nền nếp; bộ máy tổ chức và nhân sự được kiện toàn hợp lý hơn.
EVN NPT còn hết sức cố gắng trong công tác thu xếp vốn, đa dạng hóa hình thức huy động để đáp ứng đủ vốn cho đầu tư xây dựng. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật cũng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ngoài ra, trong 5 năm qua, hoạt động của các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tổng công ty; công tác xã hội từ thiện và an sinh xã hội được cán bộ, công nhân viên EVN NPT coi trọng và tích cực phát huy…
Có thể thấy rằng, những dấu ấn mà EVN NPT để lại trong 5 năm qua đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết sản lượng điện giữa các vùng miền Tổ quốc. Đặc biệt, EVN NPT đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ truyền tải điện vào Nam, giải quyết tình trạng thiếu điện ở nhiều địa phương, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
Vì một EVN lớn mạnh
Với những gì đã làm được trong 5 năm qua, EVN NPT đã cho thấy rõ sự trưởng thành vượt bậc của mình trong quá trình thực hiện sứ mệnh “đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam”. Và điều này cũng được ông Hoàng Quốc Vượng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN đánh giá rất cao và bày tỏ sự tin tưởng với truyền thống đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, EVN NPT sẽ vượt mọi khó khăn thách thức, giành được nhiều thành tích to lớn hơn nữa, xứng đáng với sự tin cậy của Chính phủ và Tập đoàn.
Ông cũng nhấn mạnh rằng: Trong thời gian tới, các mục tiêu, nhiệm vụ của EVN là rất to lớn và nó sẽ không thể được thực hiện trọn vẹn nếu không có sự nỗ lực cố gắng của tất cả cán bộ, công nhân viên Tập đoàn, trong đó có EVN NPT. EVN NPT cần phải thực hiện tốt công tác quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật, không để xảy ra sự cố chủ quan, giảm tối đa sự cố khách quan; mở rộng kết hợp cải tạo lưới điện truyền tải theo hướng hiện đại, thông minh; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, cấp bách, đặc biệt là dự án truyền tải Bắc - Nam, các dự án đấu nối đồng bộ nguồn điện; chủ động thu xếp đủ vốn cho công tác đầu tư xây dựng…
Xác định rõ trách nhiệm cũng như khó khăn, thách thức mà EVN NPT sẽ phải đối diện trong thời gian tới vì mục tiêu “điện đi trước một bước”, nhiệm vụ trước mắt của EVN NPT là củng cố, tăng cường công tác quản lý vận hành, đổi mới công tác quản lý kỹ thuật, đẩy mạnh công tác bảo vệ an toàn hành lang lưới điện truyền tải; tập trung đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, nhất là các dự án trọng điểm. Riêng trong năm 2013, EVN NPT sẽ tập trung thu xếp vốn cho 47 dự án cấn bách năm 2013 như đường dây 500kV Lai Châu - Sơn La, nâng dung lượng tụ bù đường dây 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh, đường dây 220kV Hà Đông - Thành Công… Về chiến lược lâu dài, EVN NPT sẽ tập trung đầu tư mở rộng kết hợp với cải tạo, nâng cấp, đầu tư chiều sâu để đến năm 2020 Việt Nam có một hệ thống lưới điện truyền tải hiện đại và thông minh, liên kết với lưới điện truyền tải các nước trong khu vực; cố gắng đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động, đưa giá truyền tải đạt mức hợp lý để đảm bảo các chỉ tiêu tài chính, đủ vốn cho công tác đầu tư xây dựng và có lợi nhuận…
Tính đến 31/5/2013, EVN NPT quản lý vận hành trên 16.591km đường dây, trong đó có 4.841km đường dây 500kV, 11.750km đường dây 220kV, tăng gần 50% so với thời điểm 1/7/2008; 96 trạm biến áp, trong đó có 18 trạm biến áp 500kV, 75 trạm biến áp 220kV, tổng dung lượng máy biến áp là 45.696MVA, tăng trên 84% so với thời điểm 1/7/2008. |
Thanh Ngọc
-
Sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các vướng mắc hiện nay
-
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn đến hết năm 2025
-
Thủ tướng: Tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường, tình hình cụ thể, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành
-
Nhiều bài học kinh nghiệm quý sau thành công của Dự án đường dây 500kV mạch 3
-
Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu
-
Mô hình tối ưu hóa thị trường điện Bắc Âu
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Duyên Hải và đấu nối: Đáp ứng nhu cầu điện cho tỉnh Trà Vinh
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán và đấu nối: Tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Đồng Nai và khu vực
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV