Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi):

Kỳ 4: Đừng ép doanh nghiệp “tự buộc chân mình”

13:43 | 07/06/2023

26,521 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nếu mở rộng áp dụng Luật Đấu thầu với công ty con của DNNN (doanh nghiệp cấp 2), nghĩa là ép họ “tự buộc chân mình” đồng thời đưa các nhà đầu tư và cả hệ thống quản lý nhà nước vào một thách thức khó lường.
Chuyên gia kinh tế: Phải tôn trọng quyền của doanh nghiệp đại diện chủ phần vốnChuyên gia kinh tế: Phải tôn trọng quyền của doanh nghiệp đại diện chủ phần vốn
Mở rộng đối tượng đấu thầu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DNNNMở rộng đối tượng đấu thầu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DNNN

Vừa qua, tại Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách trình Quốc hội xem xét 2 phương án điều chỉnh Luật Đấu thầu (sửa đổi) đối với DNNN. Theo đó, phương án 1, Chính phủ trình bỏ đấu thầu đối với các dự án đầu tư có vốn từ 30% của DNNN thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Phương án 2, là mở rộng áp dụng Luật Đấu thầu với cả các gói thầu thuộc dự án đầu tư của các doanh nghiệp có vốn của DNNN trên 50% vốn điều lệ. Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên, nhiều doanh nghiệp và Luật sư nhận định, cần phải quy định rõ hơn thế nào là vốn của Nhà nước trong các dự án, đồng thời xây dựng luật không nên “trói chân” DN mà phải tạo điều kiện để DN hoạt động theo thông lệ quốc tế cũng như để cho DN có quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo mang lại lợi ích cho Nhà nước và các cổ đông.

Kỳ 4: Đừng ép doanh nghiệp “tự buộc chân mình”
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Trao đổi với PV về việc có nhất thiết phải mở rộng đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu đối với các công ty con của DNNN? Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, “Doanh nghiệp có trên 50% vốn DNNN được hiểu là công ty con của DNNN 100% vốn nhà nước chứ không phải là mọi DNNN. Các doanh nghiệp này, lâu nay vẫn được gọi là “doanh nghiệp cấp 2”. Mặc dù vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các doanh nghiệp cấp 2 này chỉ có vốn của DNNN chứ chưa bao giờ là DNNN.

Tại Luật Đấu thầu ban hành lần đầu năm 2005 và Luật Đấu thầu năm 2013 quy định ngoài việc quy định áp dụng đối với Dự án đầu tư phát triển của DNNN thì phải áp dụng đối với cả dự án có sử dụng vốn nhà nước, vốn của DNNN từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Như vậy, có thể thấy các quy định của Luật Đấu thầu từ trước đến nay nhắm vào nhóm đối tượng là dự án sử dụng “vốn nhà nước” và “vốn của DNNN” chứ không phải là nhắm vào công ty con của DNNN. Tức là, các Dự án không thuộc nhóm các đối tượng nêu trên sẽ không phải tuân thủ quy trình đấu thầu bắt buộc như quy định của Luật. Doanh nghiệp cấp 2 tức công ty con của DNNN, theo đó, sẽ không thuộc đối tượng áp dụng của Luật này, nếu không sử dụng vốn của NN hay Vốn của công ty Mẹ (DNNN) trong dự án khi đầu tư mua sắm.

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp cấp 2 khi đầu tư mua sắm vẫn tổ chức đấu thầu… theo đúng quy trình của Luật Đấu thầu, bởi không tự xác định được thế nào là “vốn nhà nước” hay “vốn của DNNN” trong các dự án. Bởi các quy định, định nghĩa của Luật 2013 chưa rõ ràng về “vốn của DNNN” tham gia dự án.

Cũng theo ông Đức, việc dự định bỏ quy định áp dụng đối với toàn bộ các dự án đầu tư có sử dụng vốn của DNNN từ 30% trở lên, hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án như luật hiện hành đã thu hẹp đối tượng dự án thuộc công ty con của DNNN phải đầu thầu. Tôi đánh giá việc bỏ quy định này là điểm đột phá trong dự thảo. Hiện nay chúng ta đang phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường, nên phải đảm bảo một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định đối với tất cả các thành phần kinh tế. Do đó, loại bỏ quy định trên giúp các doanh nghiệp có vốn của doanh nghiệp nhà nước (mà không phải là vốn của Nhà nước) được chủ động hơn trong việc đầu tư dự án, góp phần tạo nên quyền chủ động quyết định cho các tổ chức, cá nhân khác có tham gia góp vốn cùng nhà nước, họ không bị ràng buộc bởi những quy định áp dụng đối với vốn nhà nước như trước đây. Đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhà nước và các tổ chức cá nhân khác trong cùng “sân chơi kinh tế”.

Do vậy, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, Luật cần phải quy định rõ hơn thế nào là vốn của Nhà nước trong các dự án để DN có cơ sở thực hiện, triển khai tốt hơn. Đồng thời, không nên mở rộng áp dụng luật đối với công ty con của DNNN (kể cả do DNNN sở hữu 100% vốn).

Quản chặt vốn nhà nước là đúng, nhưng khi số vốn đó đã được đầu tư vào doanh nghiệp thì phải giao quyền chủ động cho doanh nghiệp, đặc biệt là trường hợp đã mang đi đầu tư vào công ty con mà khi sử dụng để đầu tư kinh doanh vẫn quản như vốn ngân sách thì chẳng khác nào “ép” DN “tự buộc chân mình”.

Liên quan đến “Vốn của DNNN” tại Dự án đầu tư được xác định như thế nào? Theo vốn bỏ ra trực tiếp trong Dự án hay theo tỷ lệ vốn đầu tư, vốn góp của DNNN tại Vốn điều lệ ban đầu của DN cấp 2? Vốn do DN cấp 2 tự thu xếp, đi vay theo cơ chế tự vay tự trả, hoặc dùng quỹ sản xuất kinh doanh của mình đi đầu tư mua sắm có phải là “vốn của DNNN” hay không? Trao đổi với phóng viên về việc này, một lãnh đạo DN có vốn của DNNN chia sẻ:

Rõ ràng, tại một Dự án đầu tư mua sắm, việc phân biệt vốn cụ thể của DNNN bỏ ra trực tiếp trong Dự án với số tiền, theo tỷ lệ bao nhiêu là khác với việc Doanh nghiệp mua sắm đó có bao nhiêu phần trăm vốn của DNNN trong Vốn điều lệ (Vốn góp ban đầu). Và việc kiểm soát Vốn trực tiếp bỏ ra mua sắm cho Dự án (Theo Luật Đấu thầu) khác với việc kiểm soát vốn đầu tư của DNNN vào Vốn điều lệ của DN cấp 2 (theo Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp). Nhưng có một sự thực là lâu nay là chưa tồn tại chỉ một cách hiểu thống nhất như vậy.

Kỳ 4: Đừng ép doanh nghiệp “tự buộc chân mình”
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Theo vị lãnh đạo này, trên các kênh kiến nghị, giải thích pháp luật, trả lời bạn đọc, nhiều DN đã từng hỏi các cơ quan có thẩm quyền về các xác định vốn của DNNN trong Dự án. Nhưng các giải thích đa phần chưa rõ ràng, thỏa đáng, hoặc trả lời DN theo kiểu copy nguyên văn điều luật. Hoặc trả lời chung chung để “doanh nghiệp tự xác định” tỉ lệ Vốn của DNNN trong dự án đầu tư.

Câu chữ, định nghĩa không đầy đủ, việc hướng dẫn, giải thích chưa rõ ràng đã dẫn đến cách hiểu không thống nhất, gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, không biết đâu mà lần. Thậm chí, cả với một số cấp thanh tra, quản lý nhà nước…

Nhiều công ty con, có lẽ vì e ngại những rủi ro liên quan đến vấn đề tuân thủ, thôi thì cứ tổ chức đấu thầu giống như công ty Mẹ đang làm… “cho chắc”.

Kết quả là, nhiều DN cấp 2, mặc dù không sử dụng vốn của công ty Mẹ trong Dự án, đã phải tự “vơ vào” chính mình một quy trình mua sắm dài dòng, đủ thủ tục, bỏ qua sự chủ động, linh hoạt và kịp thời, tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp có thể thích ứng, cạnh tranh linh hoạt trên thương trường.

Nếu ví von việc mua sắm của DN như đi chợ, thì với việc áp dụng đầy đủ thủ tục bắt buộc, đến được chợ thì chợ đã vãn, cá đã ươn và rau đã héo, làm sao có thể mua được thực phẩm tươi ngon nhất.

Khi DN tự chủ, tự thu xếp nguồn vốn, nguồn tài chính của mình, không thất thoát tiền bạc của nhà nước hay DNNN, vậy tại sao phải áp đặt một quy trình mua sắm, đấu thầu theo “kiểu Nhà nước”?

Với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động mua sắm, đầu tư có vai trò quan trọng, là “đầu vào”, bắt đầu chu trình sản xuất, chuỗi cung ứng… Các DN, phù hợp đặc thù, lĩnh vực kinh doanh, có lẽ đều tự biết phương thức đầu tư mua sắm nào có lợi nhất cho mình. Họ cũng biết cách đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, gọi chào hàng theo cách của họ, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí, hiệu quả đầu tư.

Bên cạnh đó, tham gia thị trường, các doanh nghiệp cần được khuyến khích các hình thức lựa chọn nhà thầu khác, phát huy sáng tạo, chủ động, sự nhạy bén, đảm bảo được quyền định đoạt tài sản, tính linh hoạt, chủ động trong thực hiện và khuyến khích xã hội hóa, cân bằng vị thế giữa các nhà đầu tư.

Áp dụng đấu thầu bắt buộc theo “kiểu nhà nước”, theo kiểu định khung “cứng”, về bản chất, là hạn chế quyền tự do kinh doanh của các DN và quyền, lợi ích của chính các nhà đầu tư khác vào doanh nghiệp. Mà khi lợi ích của DN và nhà đầu tư bị ảnh hưởng, thì lợi ích của DNNN trong các công ty con cũng không vì vậy mà kém phần thua thiệt. Mở rộng đối tượng áp dụng của Luật Đấu thầu bên cạnh đó còn là thách thức đối với hệ thống quản lý nhà nước khi tầm ảnh hưởng của Luật gia tăng. Áp lực quản lý, thanh kiểm tra, báo cáo, cơ chế phê duyệt…

Vị lãnh đạo này cũng cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp cùng cảnh như chúng tôi đều mong muốn, với vai trò cơ quan thực hiện quyền hành pháp cao nhất, hoạch định và điều hành chính sách về đấu thầu nhiều năm qua, Chính phủ có lẽ đủ quyết liệt để giữ nguyên quan điểm lựa chọn Phương án 1. Bởi nếu mở rộng áp dụng với công ty con của DNNN, nghĩa là tự đưa các doanh nghiệp cấp 2, các nhà đầu tư và cả hệ thống quản lý nhà nước vào một thách thức khó lường.

Mạnh Tưởng (thực hiện)