Kinh hãi cảnh giết trâu chọi ở Hải Lựu
>> Giá mà V-League cũng đông khán giả như hội chọi trâu Sông Lô
Từ bao đời nay, với người Việt con Trâu là vật nuôi trong nhà, gần gũi thân quen. Trâu thường có vị trí quan trọng đối với cuộc sống của người dân Việt Nam: “Tậu Trâu, cưới vợ, làm nhà”; Trâu thể hiện sự giàu có, hưng thịnh của người nông dân: “Con Trâu là đầu cơ nghiệp”; con Trâu đã từng đi vào ca dao, dân ca như những người bạn gắn bó thân thiết với người nông dân: “Trâu ơi ta bảo Trâu này/Trâu ra ngoài ruộng Trâu cày với ta… Trâu đây ta đấy ai mà quản công/Bao giờ cây lúa còn bông/Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng Trâu ăn”. Biết bao thế hệ người Việt Nam ngay từ khi lọt lòng đã được nghe lời ru của mẹ về con Trâu, cái cày… lớn lên với tuổi thơ chăn Trâu cắt cỏ.
Một con Trâu bị đốn hạ bằng điện trên nền xi măng vẫn lênh láng máu.
Giết mổ trâu bò cũng là chuyện bình thường thế nhưng giết nhiều và giết dã man như ở Hải Lựu thì chắc trần đời có một. Ở đây mỗi mùa lễ hội có đến hàng trăm con Trâu bị xẻ thịt. Đến Hải Lựu vào những ngày diễn ra lễ hội thịt Trâu được bày bán la liệt dọc theo các tuyến đường. Để chứng minh thịt của nhà mình là Trâu thật chứ không phải “thịt lợn sề”, các chủ hàng sử dụng phương pháp giết mổ “lộ thiên” giống như kiểu dân đi ăn đặc sản “chỉ con nào, giết con đó”. Để có đủ hàng cho cả mùa lễ hội, mỗi chủ hàng mua sẵn cả chục con Trâu về tập kết tại bãi, bán đến đâu, giết đến đó.
Để thịt trâu, các thợ thịt buộc hai dây điện vào mũi trâu, sau đó đóng cầu dao. Bị điện giật, Trâu co dúm bốn chân… đổ rầm xuống sân, chổng vó bốn chân lên trời. Có trường hợp giật lần thứ nhất Trâu không chết mà lừ lừ đứng dậy, hai mắt lờ đờ khiến du khách đứng xung quanh bị một phen kinh hồn sợ vì sợ Trâu điên lên lao vào người. Phải sau 3 lần giật điện, các thợ thịt trâu mới hạ được “ông Cầu” trong sự kinh hãi của nhiều dân địa phương lẫn du khách - trong đó có cả những trẻ em.
Khi ông chủ hân hoan nhận giải, cũng là lúc con Trâu phải lên "đoạn đầu đài".
Khi Trâu đã chết lâm sàng, không còn khả năng kháng cự, các thợ mổ bắt đầu hành sự: Đầu tiên là chọc hầu lấy tiết, sau đó đến công đoạn lột da, cắt chân, mổ bụng. Nhìn những con Trâu lõa thể, lòng mề, phèo phổi ngồn ngộn máu mê lênh láng như cảnh quay trong chương trình “thế giới động vật”. Khách mua đâu, chủ hàng xẻo chỗ đó… hàng nào bán chạy chỉ vài giờ đồng hồ là cả con trâu hàng tạ chỉ còn trơ lại bộ xương và cái đầu lâu. Đầu và sừng Trâu được các chủ hàng sơ chế và ốp vào miếng gỗ bán cho các du khách co nhu cầu mua về treo làm cảnh. Một bộ sừng đẹp có giá lên đến cả chục triệu đồng.
Một quy định khắc nghiệt là Trâu chọi du thắng hay thua, thi đấu xong cũng đều bi xả thịt. Trâu chọi càng vào vòng trong giá thịt càng đắt. Chính vì thế mà cuộc đua tài càng trở nên gay cấn. Để có được một “ông Cầu” dũng mãnh, bách chiến, bách thắng” người chủ Trâu phải tuyển lựa, chăm sóc hết sức công phu. Có chủ Trâu lặn lội vào tận Tây Nguyên tìm kiếm “ông Cầu” ưng ý. Ngoài việc chăm sóc nuôi nấng, các chủ Trâu còn phải thường xuyên gần gũi, vỗ về truyền thụ những miếng đánh để hạ gục đối thủ. Và tất cả chỉ để đánh thắng, thắng xong thì giết ngay sau đó.
Chứng kiến những cuộc chiến nảy lửa, tôi cảm nhận rất rõ sự kiên cường của những chú Trâu. Có con bị đối thủ móc sừng nhọn vào mắt vào hầu, máu chảy lã chã mà vẫn kiên cường đánh trả. Người ta nói rằng, con trâu đó đã được chủ truyền dạy công phu, chăm sóc tận tình. Ấy vậy mà chỉ mới đây thôi, các chủ Trâu còn dùng chai nước rửa khóe mắt lấm bùn, trà sát những miếng đá lạnh cho Trâu đỡ đau, nhưng chỉ sau đó ít phút, cũng chính họ lại thẳng cánh dập cầu giao điện…
Chủ Trâu đã vậy, khách xem chọi cũng rất “chịu chơi”, chính vì điều này mà du khách đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy giá thịt Trâu thắng cuộc lên mức giá “trên trời”. Với giá 3 triệu đồng/kg với mức thu nhập của đại đa số người dân Việt Nam hiện nay có muốn ăn chắc cũng chỉ đứng nhìn. Có chăng cũng chỉ là mua “để biếu Sếp” và nữa là dành cho những đại gia lắm bạc nhiều tiền, mua về có khi cũng chả ăn mà chỉ để “lấy may”.
Kẻ mua người bán đều hả hê, chỉ có những con Trâu là bạc phận. Ngẫm ra, mới thấy con người là độc ác nhất! Trên rừng, dưới biển loài nào cũng ăn hết, chẳng tha một con nào cả! Con thú thì chỉ săn mồi khi nó đói, còn con người thì tàn sát tất cả các con thú chỉ để mua vui. Họ ăn không phải vì đói mà chỉ là để thể hiện sự sang trọng và thượng lưu.
Văn Dũng
-
Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
-
Quảng Ngãi: Lên phương án ứng cứu tàu chở hàng mắc cạn gần cảng Dung Quất
-
Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin
-
[VIDEO] Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn năng lượng lớn của Nga