Kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 9,7 tỷ USD
Chỉ tính riêng trong tháng 2/2020, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,57 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng giảm 7% so với tháng 1/2020; trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt gần 1,3 tỷ USD, lâm sản chính đạt gần 739 triệu USD, thủy sản đạt 440 triệu USD và chăn nuôi đạt 32 triệu USD…
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 9,7 tỷ USD trong hai tháng đầu năm |
Cũng theo tính toán từ Bộ NN&PTNT, nhập khẩu các sản phẩm đầu vào của ngành nông nghiệp ước đạt khoảng 4,3 tỷ USD, giảm 6,7%. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 5,34 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, nhóm nông sản chính ước đạt 2,5 tỷ USD, giảm 4,3%; lâm sản chính ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng 10,2%; thủy sản ước đạt 932 triệu USD, giảm 15,9%; chăn nuôi ước đạt 74 triệu USD, giảm 9,6%.
Một số mặt hàng như gạo và sắn đều tăng về lượng và giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, gạo xuất khẩu đạt 890.000 tấn (tăng 27%) với giá trị đạt 410 triệu USD (tăng 33%); sắn xuất khẩu đạt 130.000 tấn (tăng 40%) với giá trị 27 triệu USD (tăng 70%). Các mặt hàng lâm sản chính xuất khẩu cũng tiếp tục tăng cao; trong đó giá trị gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,53 tỷ USD (tăng 10%)…
Trong 2 tháng đầu năm, khá nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm như: cá tra (giảm 27%), hạt điều (giảm 17%), cao su (giảm 16%), rau quả (giảm 12%)… Nguyên nhân là do tháng 1 là tháng Tết và giá trị xuất khẩu bình quân một số mặt hàng sang Trung Quốc - một trong những thị trường nhập khẩu chính - giảm so với năm 2019.
Hiện nay, 4 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và ASEAN.
Bộ NN&PTNT cho biết, từ đầu năm đến nay, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường mới và đẩy mạnh tiêu thụ nội địa đối với các mặt hàng nông sản đến kỳ thu hoạch.
Thời gian tới, Bộ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương thống nhất các phương án kết hợp với chuỗi siêu thị, chuỗi bán lẻ, chợ bán buôn trong nước hỗ trợ kết nối thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Bộ cũng sẽ tổng hợp thông tin, tình hình, số liệu để xây dựng báo cáo tình hình tiêu thụ nội địa và các giải pháp tháo gỡ khó khăn; rà soát, điều chỉnh kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2020 nhằm đáp ứng những thay đổi về thị trường xuất khẩu trước diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19 và thị trường.
P.V
Mới tháng đầu năm đã nhập siêu ước tính 100 triệu USD |
Ngoại giao kinh tế góp phần đưa kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu vượt 500 tỷ USD |
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 500 tỷ USD |
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục
-
VASEP: Cá ngừ Việt Nam đứng trước cơ hội “vàng”
-
Tin tức kinh tế ngày 4/11: Doanh nghiệp cảng biển lãi lớn trong quý III
-
Tin tức kinh tế ngày 2/11: Chỉ số PMI ngành sản xuất tăng trưởng trở lại
-
Thủy sản Việt Nam duy trì sức hấp dẫn trên thị trường thế giới
-
Giá dầu hôm nay (11/11): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 11/11: Giá dầu thế giới giảm nhẹ đầu phiên
-
Chính sách thuế quan của ông Trump có thể dẫn đến nhu cầu dầu suy giảm?
-
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Giá điện khí LNG cần phải theo cơ chế thị trường
-
Thực hư kế hoạch sáp nhập 3 hãng khai thác dầu lớn nhất nước Nga