Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế năm 2021?
Nhận định trên được các chuyên gia đưa ra tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên 2021 vừa được diễn ra tại TP HCM.
Các chuyên gia tham gia phiên thảo luận. |
Nói về các yếu tố giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương trong năm 2020, ông Nguyễn Bích Lâm - Nguyên Tổng Cục trưởng, Tổng Cục thống kê cho rằng, nỗ lực bền bỉ của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất, bởi nó thể hiện qua tăng trưởng kinh tế và cả tăng trưởng lớn của xuất khẩu cũng có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp. Qua khảo sát của Tổng cục Thống kê năm 2020 về tác động của COVID-19 cho thấy, các doanh nghiệp đã rất nỗ lực chia sẻ khó khăn để hợp tác vươn lên.
Ông Nguyễn Bích Lâm - Nguyên Tổng Cục trưởng, Tổng Cục thống kê. |
Yếu tố hai theo ông Lâm là đầu tư công của Chính phủ, đây là giải pháp giúp cho tăng trưởng kinh tế. Vào tháng 2/2020, Chính phủ đã đưa ra các giải pháp về tăng trưởng trong Nghị quyết 01 nhưng rất khó hiệu quả vào thời điểm đó.
“Tổng cục thống kê đã đề nghị Chính phủ tăng cường đầu tư công, vì 1 đồng đầu tư công lan toả tới thu hút đầu tư tư nhân tới 4,2 đồng. Trước đây, dù giải ngân đầu tư công không cao, năm 2019 chỉ 91% nhưng năm 2020 giải ngân rất tốt. Nếu cứ tăng giải ngân 1% đầu tư công thì GDP tăng 0,06%. Nếu giải ngân hết 2020 thì GDP tăng 0,42%”, ông Lâm cho biết.
Đồng quan điểm trên, TS Đặng Hoàng Hải Anh - Chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Mỹ cũng cho rằng, đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kinh tế tăng trưởng dương trong năm 2020. Nhìn vào lịch sử các nước thế giới như Mỹ, cơ sở hạ tầng rất tốt, đi máy bay, di chuyển hàng hóa dễ dàng.
TS Đặng Hoàng Hải Anh - Chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Mỹ. |
“Những nước xung quanh chúng ta như Đài Loan chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, giao thông đi lại dễ dàng. Vai trò đầu tư công kích thích nền kinh tế không những ngắn hạn và dài hạn, làm sao di chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam nhanh và rẻ… chi phí hàng hóa đi Bắc - Nam nhiều bài báo phản ánh mắc hơn đi Mỹ” - TS Hải Anh nói.
TS Hải Anh cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung tiến tới doanh nghiệp tư nhân chủ đạo trong nền kinh tế. Như ở Mỹ, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng, tạo ra của cải, phát kiến khoa học công nghệ… trong khi nhà nước đóng vai trò điều tiết.
Ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cũng đồng tình với phân tích của hai chuyên gia trên. Ông Hà cho rằng, yếu tố xuất khẩu là kết quả cuối cùng và xuất khẩu không phải là phần nhân mà là phần quả.
Ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước. |
“Theo tôi, ý chí bền bỉ của doanh nghiệp là phần gốc. Qua theo dõi hệ thống ngân hàng, chúng tôi đã từng lo lắng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế trong quý 2, từ tháng 4 đến tháng 7, mặc dù NHNN đã 3 lần hạ lãi suất đến tháng 9. Tính đến tháng 7, tăng trưởng tín dụng chỉ mới hơn 4%, nhưng đã bắt đầu tăng trở lại từ tháng 8, tăng nhanh trong tháng 11 và tháng 12, kết thúc năm tăng trưởng 12,13% nhờ doanh nghiệp hấp thu vốn”, ông Hà phân tích.
Phân tích các yếu tố giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong năm 2021, TS Đặng Hoàng Hải Anh cho rằng, yếu tố đầu tiên là kiểm soát COVID-19. Theo ông Hà, sẽ có nhiều người cùng chung nhận định như ông, bởi nếu dịch bệnh không được kiểm soát có thể gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế.
“Chúng ta may mắn đã kiểm soát được dịch bệnh để có thể ngồi ở đây. Điều quan trọng là Chính phủ và toàn dân phòng dịch, không được chủ quan. Chúng ta không làm tốt trên mặt trận y tế dự phòng, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề”, ông Hà đánh giá.
Yếu tố thứ hai là sức mua nội địa, trước khi dịch COVID-19, thế giới đã nói đến mô hình tăng trưởng dựa vào sức mua của nội địa. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã diễn ra trước khi dịch bệnh xuất hiện cũng vì sức mua nội địa. Người ta đã nghĩ tới sức cầu nội địa và thúc đẩy nó trong chọn mô hình tăng trưởng. Các nước châu Á có tỷ lệ tiết kiệm trong dân cao, nên đây là nguồn lực để phát triển kinh tế, khác mô hình phát triển của Tây Âu do người dân tiết kiệm thấp, tiền bỏ vào các quỹ hưu trí.
“Điều này cho thấy, Châu Á và Việt Nam, trong dân chúng tồn tại luồng vốn lớn. Đây là sự dịch chuyển trước khi dịch bệnh xảy ra, nên khi xảy ra dịch bệnh chúng ta càng phải nhấn mạnh phát triển thị trường nội địa. Chúng ta cần tập trung hơn nữa vào phục hồi sức mua nội địa. Tôi cho rằng đây là mấu chốt phát triển" - TS Hải Anh khẳng định.
Theo enternews.vn
-
Tin tức kinh tế ngày 5/11: Xuất nhập khẩu gạo 10 tháng lập kỷ lục
-
Tin tức kinh tế ngày 29/10: Giá vé máy bay Tết 2025 tăng 8 - 10%
-
[Infographic] Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP về đích năm 2024
-
EU đề xuất tăng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ để giảm phụ thuộc vào Nga
-
Giá vàng hôm nay (15/11): Phục hồi sau phiên giảm sâu
-
Giá dầu hôm nay (15/11): Tiếp tục giảm trong phiên
-
Giá khí đốt tự nhiên của Châu Âu chạm mức cao nhất trong năm 2024
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/11: Giá dầu thế giới duy trì sắc đỏ