Khuyến mại khủng lắp điện mặt trời: “Lắp càng sớm, tiền càng nhiều”
Gỡ nút thắt điện mặt trời |
Khách hàng chờ giá mua |
Nhà đầu tư kêu "rủi ro lớn" nếu giá điện mặt trời giảm sâu |
Đây là chương trình hoàn toàn độc lập với các chính sách khuyến khích hỗ trợ điện mặt trời của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hiện nay.
Theo đó, từ nay đến hết ngày 15/01/2020, 1098 khách hàng đăng ký lắp giải pháp BigK trên toàn quốc sẽ được nhận tiền ưu đãi tương ứng với toàn bộ lượng điện tạo ra từ thời điểm hoàn thiện lắp đặt đến hết 30/03/2020. Trong đó, 99 khách hàng đầu tiên mua điện mặt trời BigK sẽ được SolarGATES ghi nhận sản lượng điện tạo ra và nhận tiền với mức giá bằng với giá bán điện dự thảo, tương ứng 9,35 cent (2.134 đồng/kWh). 999 khách hàng tiếp theo sẽ được nhận tiền với mức giá 1.067 đồng/kWh. Toàn bộ số tiền sẽ được SolarGATES tổng kết và chia làm 2 đợt nhận trong tháng 1 và tháng 4.
Khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời BigK |
Theo tính toán, giả sử người tiêu dùng lắp hoàn thiện hệ thống điện mặt trời BigK với công suất khoảng 5 kWp ngay thời điểm diễn ra chương trình, số điện sản sinh trong thời gian này dự kiến đạt khoảng 2,469 kWh, tính theo 4 giờ nắng trung bình trong khoảng 123 ngày (Trong đó, 20% lượng điện dư được đẩy lên lưới, 80% lượng điện được gia đình sử dụng trực tiếp). Với trường hợp này, người dân sẽ được SolarGATES tặng lại số tiền khoảng 5,3 triệu đồng. Như vậy, với công suất hệ càng lớn và thời gian lắp càng sớm, số tiền mà khách hàng nhận được từ chương trình sẽ càng nhiều.
Chương trình được kỳ vọng sẽ giúp cho thị trường trở nên sôi động hơn, tạo thêm niềm tin cho người tiêu dùng vào tính hiệu quả về kinh tế và thân thiện với môi trường khi sử dụng điện mặt trời.
Theo Tổng công ty Điện lực TP HCM, sau thời điểm kết thúc giá mua điện chính thức (30/06/2019) theo quyết định 11/2017/QĐ-TTg, số lượng người dân đăng ký lắp công tơ điện 2 chiều có chậm lại so với trước đây. Cụ thể, tại TP HCM trong tháng 6 có 856 công trình điện mặt trời nối lưới với tổng công suất là 11,01 MWp nhưng qua tháng 8 số lượng công trình giảm còn 557 (giảm 35% về số lượng công trình và giảm hơn 50% về công suất).
Đã có nhiều dự thảo đưa ra quy định về việc bán điện mặt trời dư lên lưới sau ngày 30/06/2019, tuy nhiên vẫn chưa có thông tin ban hành chính thức. Dự thảo gần nhất được sự ủng hộ của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương cho biết, vẫn giữ nguyên giá bán điện là 9,35 cent/kWh đến hết 31/12/2021. Trước áp lực về nguồn cung điện năng của Chính phủ để phục vụ cho sinh hoạt và phát triển kinh tế, dự thảo được kỳ vọng sẽ sớm được thông qua.
Trên thực tế, hầu hết các hệ thống điện mặt trời áp mái chỉ đáp ứng được một phần điện cần tiêu thụ trong gia đình, không đủ lượng điện dư để bán lên cho điện lực. Tuy nhiên, do người tiêu dùng còn thiếu thông tin để hiểu đúng tinh thần của chính sách khuyến khích, đồng thời thị trường điện mặt trời vẫn chưa có một đơn vị độc lập đứng ra xác lập tiêu chuẩn ngành, dẫn đến những băn khoăn nhất định trong thời điểm này.
M.P
-
Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
-
[PetroTimesMedia] Thành phố Biển Đỏ: Dự án lưới điện vi mô điện mặt trời lớn nhất thế giới
-
Cần cơ chế, chính sách cho điện mặt trời mái nhà “tự sản, tự tiêu”
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương lý giải về việc điều hành giá điện còn bất cập
-
Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 500kV Sông Mây
-
Bài 1: Để Quy hoạch phát triển điện lực được thực thi
-
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn đến hết năm 2025
-
Các nỗ lực tích hợp năng lượng ở Đông Nam Á bị đe doạ
-
Gỡ vướng giải phóng mặt bằng các dự án truyền tải giải tỏa công suất NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4