Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khủng hoảng nhân sự vì dịch, doanh nghiệp nói gì về đề xuất F0, F1 đi làm?

08:08 | 08/03/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
Lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết nhiều thời điểm cao trào nếu F1 mà phải nghỉ ở nhà thì phải đóng cửa 100%. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khác vật vã vì 80% mắc Covid-19, 40% khỏi, 40% vẫn nghỉ.

Đề xuất để F0, F1 Covid-19 tình nguyện đi làm

3 hôm nay, chị Miên - kế toán trưởng công ty xây dựng có trụ sở tại La Khê, Hà Đông (Hà Nội) - đều ngồi đến văn phòng ngồi làm việc... một mình. Công ty chị có 15 người thì từ lãnh đạo đến nhân viên đều thay nhau nghỉ vì đang là F0 hoặc F1.

Chị Miên kể công ty vắng tanh, có những bộ phận có thể làm việc trực tuyến, có những bộ phận thì phần việc còn lại của người nghỉ sẽ dồn lên nhân sự đi làm trực tiếp. Song theo chị, với tốc độ hiện nay, không còn hiếm hoi cảnh nhiều công ty hay văn phòng tại Hà Nội vắng tanh như nghỉ Tết vì Covid-19.

Mới đây, Bộ Y tế đưa ra đề xuất cho người F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm với hình thức trực tuyến, có thể chăm sóc người bệnh Covid-19 tại gia đình, cơ sở điều trị. Đồng thời, F1 được chuyển sang theo dõi sức khỏe 10 ngày tính từ ngày phơi nhiễm (thay vì cách ly tại nhà 5 ngày), tham gia các công việc trực tiếp và trực tuyến. Người F1 đã tiêm hoặc chưa tiêm vaccine đều có thể tham gia làm việc trực tiếp và trực tuyến; nếu làm việc trực tiếp, các cơ sở sử dụng nhân lực phải bố trí khu vực làm việc riêng cho các F1.

Khủng hoảng nhân sự vì dịch, doanh nghiệp nói gì về đề xuất F0, F1 đi làm? - 1
F0 "rồng rắn" đi xin giấy xác nhận (Ảnh: Quân Đỗ)

Việc cho người thuộc diện F0, F1 có thể đi làm là một trong những đề xuất để chuẩn bị cho việc tiến tới xem Covid-19 là bệnh đặc hữu. Nhiều doanh nghiệp cho biết việc này có thể phần nào giảm những áp lực về nhân sự, tuy nhiên thực tế để triển khai cũng sẽ nhiều khó khăn và những điểm cần lưu ý.

Chia sẻ với Dân trí, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội - cho biết, ước chừng khoản 80% người lao động thuộc hệ thống này đã mắc Covid-19.

Theo bà Dung, nhiều thời điểm doanh nghiệp xảy ra "khủng hoảng" nhân sự khi số lượng nhân viên nghỉ quá nhiều. Để duy trì vận hành, có lúc hệ thống phải đóng cửa lúc 19h thay vì 22h như bình thường. Cùng với đó, nhiều ca làm việc phải chấp nhận làm 12 tiếng bởi không có người làm.

Với đề xuất của Bộ Y tế, bà Dung cho rằng tùy vào mỗi hoàn cảnh của doanh nghiệp sẽ có những quan điểm khác nhau. Chẳng hạn đối với một hệ thống bán lẻ thì đa số đều làm trực tiếp. Việc được làm việc trực tuyến cũng không giải quyết được vấn đề thông suốt của hệ thống.

"Ngay cả đối với cấp quản lý như tôi thì cũng cần phải thị sát, kiểm tra trực tiếp thì mới đảm bảo vận hành suôn sẻ được", bà Dung nói. Tuy nhiên bà cũng cho rằng không nên để người F0 làm việc vì Covid-19 vẫn là nhóm bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao, chưa kể mắc bệnh thì họ có quyền được nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe, chưa kể nếu đã ốm, mệt mỏi rồi thì chẳng ai muốn đi làm nữa.

Cũng theo vị này, nếu chủ quan, chỉ một F0 đi làm cũng có thể sẽ lây bệnh cho cả cơ quan, xí nghiệp, dẫn đến thiếu hụt lao động trầm trọng hơn. Do vậy, theo quan điểm của bà thì tiến tới việc F0 có thể đi làm bình thường cần hết sức lưu ý.

Còn với việc để F1 đi làm bình thường, bà Dung cho rằng đề xuất này hợp lý, giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu bị khủng hoảng nhân sự. "Bây giờ chúng tôi duy trì mở đến 9h nhưng chưa thể trở lại công suất như bình thường. F1 rất nhiều, họ còn phải chăm con cái, người thân bị F0. Nên nhiều người nghỉ tới hơn 20 ngày vì F1, F0", bà Dung nói.

Do vậy, bà cho rằng đề xuất nêu trên cần căn cứ vào mức độ nguy hiểm của dịch bệnh để có những phương án phù hợp. "Hiện tại bên tôi số người bị trên 80%, 40% khỏi đi làm trở lại còn 40% vẫn nghỉ. Thu ngân 20 người, nhưng bây giờ cả ngày chỉ có 8 nhân viên, rất vất vả", bà Dung cho biết.

Không cần quy định "cứng", miễn là không cấm và xử phạt

Đó là quan điểm của ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch Công ty Thủy sản Thuận Phước - khi được hỏi về đề xuất F0, F1 có thể đi làm.

Ông Lĩnh cho biết công ty ông ngày nào cũng có hơn 10% số người lao động nghỉ do bị Covid-19 hoặc gia đình có người thân bị phải ở nhà chăm sóc. Mặc dù cũng gặp rất nhiều khó khăn về nhân sự song ông Lĩnh cho rằng cũng nên cân nhắc việc đưa ra quy định việc F0 có thể đi làm bình thường.

Bởi theo ông, với đề xuất người F0 làm việc trực tuyến, mặc dù công ty cho phép nhân viên tự nguyện đăng ký làm việc hoặc nghỉ ngơi nhưng nếu họ chọn nghỉ có thể lại vấp phải lo ngại bị đánh giá, hoặc có thể xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp thiếu nhân sự vẫn tìm mọi cách "ép" nhân viên đi làm dù họ là F0.

Còn với phương án F1 đi làm khu riêng, xưởng riêng thì theo ông Lĩnh là không khả thi bởi nhiều doanh nghiệp sản xuất làm theo dây chuyền. "Không thể dồn hết những này trong 1 dây chuyền được vì chuyên môn, kĩ năng, yêu cầu công việc khác nhau", ông Lĩnh cho biết.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Lĩnh cho rằng chỉ cần không cấm cản, xử phạt việc F0, F1 ra đường, đi làm là "dễ thở" hơn nhiều rồi. Việc đưa ra quy định có thể dễ dẫn đến những phát sinh, bất cập, phiền toái cho doanh nghiệp, người lao động, ông Lĩnh nêu.

Hiện nay tại một số địa phương, F1 vẫn phải nghỉ làm 5 ngày và chỉ đi làm khi có xét nghiệm âm tính. Do vậy đồng tình với phương án người F1 đi làm bình thường, nhiều doanh nghiệp cho biết quy định từ Bộ Y tế sẽ tạo sự đồng nhất ở các địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty Nón Sơn, cho biết doanh nghiệp đang hoạt động rất cầm chừng. Ngoài nguyên nhân từ yếu tố thị trường thị trường khi sức mua rất yếu, ông Sơn cho biết nhân viên bị F0 rất nhiều. "Một cửa hàng nếu có một người F0 thì 2 ca dồn lại chỉ bán 1 ca, đóng cửa sớm. Còn cửa hàng nào cả 2 người bị thì sẽ đóng cửa hẳn. Trong giai đoạn này chúng tôi chỉ hoạt động khoảng 60-70% công suất", ông Tý cho biết.

Từ thực tế công ty, ông Nguyễn Ngọc Tý cho biết, nhiều nhân viên chỉ bị 3-4 hôm là khỏi, cần coi Covid-19 như bệnh đặc hữu. "Nhiều thời điểm cao trào, nếu F1 mà nghỉ ở nhà thì đóng cửa 100%", ông Tý cho biết.

Trước đó, trao đổi với Dân trí, PGS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, đề xuất cho F0 không triệu chứng đi làm hoàn toàn hợp lý trong điều kiện số ca mắc Covid-19 cao như hiện nay.

"Có nhiều F0 không có triệu chứng nên họ vẫn có thể làm việc online hoặc đến chỗ làm làm việc với một số ngành nghề, vị trí công việc cụ thể. Điều này phụ thuộc vào đặc thù lao động của từng cơ quan, xí nghiệp, chứ không phải F0 nào cũng có thể đi làm", ông Phu nói.

Tuy nhiên theo chuyên gia, với F0 đi làm cần phải áp dụng triệt để các biện pháp phòng bệnh (thông điệp 5K) để không lây lan cho người khác. Bởi nếu chủ quan, chỉ một F0 có thể lây bệnh, làm cả cơ quan trở thành F0, sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt lao động. Người bệnh thì phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình. Việc này cũng cần thống nhất giữa cơ quan, doanh nghiệp với F0.

Theo Dân trí

Đề xuất công nhận 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà hưởng BHXHĐề xuất công nhận 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà hưởng BHXH
Hiệu quả điều trị COVID-19 từ các bài thuốc Đông yHiệu quả điều trị COVID-19 từ các bài thuốc Đông y
Đề xuất cho phép nhà thuốc được kê đơn thuốc MolnupiravirĐề xuất cho phép nhà thuốc được kê đơn thuốc Molnupiravir
Ngăn chặn dịch Covid-19 từ chiến dịch “Hành trình an toàn”Ngăn chặn dịch Covid-19 từ chiến dịch “Hành trình an toàn”
Bộ Y tế vào cuộc xử lý việc mua, bán thuốc điều trị COVID-19 trên mạng xã hộiBộ Y tế vào cuộc xử lý việc mua, bán thuốc điều trị COVID-19 trên mạng xã hội

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 87,000 ▼500K 89,000 ▼500K
AVPL/SJC HCM 87,000 ▼500K 89,000 ▼500K
AVPL/SJC ĐN 87,000 ▼500K 89,000 ▼500K
Nguyên liệu 9999 - HN 87,500 ▼400K 88,100 ▼200K
Nguyên liệu 999 - HN 87,400 ▼400K 88,000 ▼200K
AVPL/SJC Cần Thơ 87,000 ▼500K 89,000 ▼500K
Cập nhật: 04/11/2024 19:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 87.700 ▼300K 88.790 ▼360K
TPHCM - SJC 87.000 ▼500K 89.000 ▼500K
Hà Nội - PNJ 87.700 ▼300K 88.790 ▼360K
Hà Nội - SJC 87.000 ▼500K 89.000 ▼500K
Đà Nẵng - PNJ 87.700 ▼300K 88.790 ▼360K
Đà Nẵng - SJC 87.000 ▼500K 89.000 ▼500K
Miền Tây - PNJ 87.700 ▼300K 88.790 ▼360K
Miền Tây - SJC 87.000 ▼500K 89.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 87.700 ▼300K 88.790 ▼360K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.000 ▼500K 89.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 87.700 ▼300K
Giá vàng nữ trang - SJC 87.000 ▼500K 89.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 87.700 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 87.600 ▼300K 88.400 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 87.510 ▼300K 88.310 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 86.620 ▼290K 87.620 ▼290K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 80.570 ▼280K 81.070 ▼280K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 65.050 ▼230K 66.450 ▼230K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 58.860 ▼210K 60.260 ▼210K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 56.210 ▼200K 57.610 ▼200K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 52.670 ▼190K 54.070 ▼190K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 50.460 ▼180K 51.860 ▼180K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 35.520 ▼130K 36.920 ▼130K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 31.900 ▼110K 33.300 ▼110K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 27.920 ▼100K 29.320 ▼100K
Cập nhật: 04/11/2024 19:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,670 ▼40K 8,870 ▼30K
Trang sức 99.9 8,660 ▼40K 8,860 ▼30K
NL 99.99 8,700 ▼40K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,690 ▼40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,760 ▼40K 8,880 ▼30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,760 ▼40K 8,880 ▼30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,760 ▼40K 8,880 ▼30K
Miếng SJC Thái Bình 8,700 ▼50K 8,900 ▼50K
Miếng SJC Nghệ An 8,700 ▼50K 8,900 ▼50K
Miếng SJC Hà Nội 8,700 ▼50K 8,900 ▼50K
Cập nhật: 04/11/2024 19:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,272.65 16,437.02 16,964.44
CAD 17,723.79 17,902.82 18,477.27
CHF 28,472.68 28,760.28 29,683.12
CNY 3,462.43 3,497.40 3,609.63
DKK - 3,623.62 3,762.40
EUR 26,828.55 27,099.54 28,299.76
GBP 31,956.12 32,278.91 33,314.65
HKD 3,171.53 3,203.56 3,306.35
INR - 300.16 312.16
JPY 160.61 162.23 169.94
KRW 15.96 17.74 19.24
KWD - 82,341.84 85,634.28
MYR - 5,727.62 5,852.58
NOK - 2,258.91 2,354.83
RUB - 245.69 271.98
SAR - 6,718.02 6,986.64
SEK - 2,320.35 2,418.88
SGD 18,689.71 18,878.50 19,484.26
THB 661.23 734.70 762.84
USD 25,095.00 25,125.00 25,465.00
Cập nhật: 04/11/2024 19:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,110.00 25,120.00 25,460.00
EUR 26,980.00 27,088.00 28,219.00
GBP 32,168.00 32,297.00 33,294.00
HKD 3,187.00 3,200.00 3,307.00
CHF 28,645.00 28,760.00 29,651.00
JPY 162.47 163.12 170.42
AUD 16,386.00 16,452.00 16,963.00
SGD 18,819.00 18,895.00 19,443.00
THB 728.00 731.00 763.00
CAD 17,842.00 17,914.00 18,446.00
NZD 14,920.00 15,427.00
KRW 17.67 19.46
Cập nhật: 04/11/2024 19:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25175 25175 25465
AUD 16338 16438 17006
CAD 17849 17949 18500
CHF 28919 28949 29743
CNY 0 3532.5 0
CZK 0 1040 0
DKK 0 3670 0
EUR 27139 27239 28111
GBP 32338 32388 33505
HKD 0 3280 0
JPY 163.66 164.16 170.67
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18 0
LAK 0 1.105 0
MYR 0 6027 0
NOK 0 2312 0
NZD 0 14964 0
PHP 0 415 0
SEK 0 2398 0
SGD 18838 18968 19690
THB 0 695.9 0
TWD 0 790 0
XAU 8700000 8700000 8900000
XBJ 8200000 8200000 8700000
Cập nhật: 04/11/2024 19:00