Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Không để thiếu giáo viên đứng lớp khi sắp xếp lại biên chế

06:40 | 30/09/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Đây là quan điểm của ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) khi trao đổi về tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ và giải quyết giáo viên hợp đồng tại các địa phương.

Cứng nhắc cắt giảm biên chế giáo viên

Tính đến thời điểm ngày 15/8/2018, số lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông toàn quốc có 1.161.143 giáo viên mầm non, phổ thông (công lập 858.772, ngoài công lập 23.691). Trong đó, mầm non: 309.770 (công lập 262.155, ngoài công lập 47.615); tiểu học: 395.848 (công lập 390.873, ngoài công lập 4.975); THCS: 305.815 (công lập 300.990, ngoài công lập 4825); THPT: 149.710 (công lập 135.819, ngoài công lập 13.891).

So với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng là: 75.989 người (mầm non: 43.732 người; tiểu học: 18.953 người; THCS:10.143 người; THPT: 3.161 người).

Riêng cấp THCS, hiện nay có tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các môn học ở một số cơ sở giáo dục, giữa các địa phương trong một tỉnh mà không điều tiết được và giữa các tỉnh/thành phố, nên đến thời điểm hiện tại mặc dù toàn quốc thiếu 10.143 giáo viên THCS nhưng vẫn thừa 12.165 giáo viên THCS.

khong de thieu giao vien dung lop khi sap xep lai bien che
Thời gian qua, một số địa phương đã tuyển dụng giáo viên không theo đúng nhu cầu thực tế, sai quy định, thậm chí có tiêu cực.

Hiện, nhiều địa phương đang cắt, giảm biên chế giáo viên, nhất là đối tượng giáo viên hợp đồng, theo Nghị quyết 19-NQ/TW để đạt mục tiêu giảm ít nhất 10% biên chế vào năm 2021.

Việc thực hiện "cứng nhắc" ở một số địa phương dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc, hoặc nhiều nơi thiếu giáo viên đứng lớp nhưng biên chế thì không được tăng thêm.

Phân tích nguyên nhân gây nên tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, ông Hoàng Đức Minh cho biết với trách nhiệm quản lý chuyên ngành, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu và phối hợp cùng Bộ Nội vụ để ban hành đầy đủ các định mức về số học sinh/lớp, số giáo viên/lớp.

Tuy nhiên, tình trạng tăng dân số cơ học tại một số đô thị lớn, các khu công nghiệp tạo áp lực lớn lên hệ thống trường lớp cũng như đội ngũ giáo viên. Trong khi tại những điểm trường ở vùng sâu, vùng xa, miền núi dù số học sinh/lớp ít hơn định mức song vẫn phải duy trì giáo viên cắm bản.

Bên cạnh đó, một số địa phương đã tuyển dụng giáo viên không theo đúng nhu cầu thực tế, sai quy định, thậm chí có tiêu cực.

Giải quyết những giáo viên đã ký hợp đồng từ năm 2015 trở về trước

Để giải quyết căn bản câu chuyện thừa, thiếu giáo viên cục bộ, ông Minh cho rằng cần nhìn nhận vấn đề từ thực tế dân số tăng thêm sẽ cần thêm nhiều trường học, lớp học và giáo viên. Chưa kể, về lâu dài, chúng ta cần phấn đấucó đủ trường, lớp, giáo viên, để học sinh Việt Nam được học đủ số giờ như các nước trên thế giới bởi một số nghiên cứu cho thấy học sinh Việt Nam đang có số giờ học thấp hơn các nước OECD.

Vì vậy, lãnh đạo Cục Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục nêu quan điểm đối với những địa phương thiếu giáo viên nhất thiết phải tuyển dụng đủ để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, đồng thời các địa phương cần có lộ trình trong 1-2 năm để bồi dưỡng, đào tạo lại, sắp xếp, điều chuyển số giáo viên dư thừa. Trong thời gian thực hiện sắp xếp lại, kinh phí cho đội ngũ giáo viên này do ngân sách địa phương tự chi trả.

Ông Minh cũng đưa ra phương án xem xét giải quyết đối với những giáo viên đã ký hợp đồng hưởng lương ngân sách từ năm 2015 trở về trước, khi các địa phương được giao quyền quyết định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo.

“Về lâu dài, bên cạnh các cơ sở giáo dục công lập đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản, chúng ta cần đẩy mạnh, khuyến khích đầu tư, xã hội hoá các cơ sở giáo dục ở phân khúc chất lượng cao mới đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân", ông Minh nói.

Trao đổi thêm với phóng viên về kinh nghiệm sắp xếp lại biên chế trong ngành y tế, ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức (Bộ Y tế), cho biết chỉ tính riêng việc sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tại 23 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế thôi đã giảm khoảng 25.000 biên chế, tương đương tính chừng khoảng 2.127 tỷ đồng tiền lương từ ngân sách.

Đối với địa phương, khảo sát sơ bộ ở 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với việc tính giá dịch vụ vào lương, sắp xếp lại đầu mối, biên chế trong giai đoạn 2016 -2018, ước tính nguồn ngân sách dành cho trả lương cán bộ y tế giảm trên 14 nghìn tỷ đồng.

“Tuy nhiên, ngành y tế thì thuận lợi hơn vì có nguồn thu ổn định từ bảo hiểm y tế trong khi đó giáo dục phổ thông chủ yếu phụ thuộc vào kinh phí từ ngân sách nhà nước, cùng với đó là lộ trình miễn học phí ở đang thực hiện ở bậc mầm non, phổ thông. Do đó việc sắp xếp đội ngũ giáo viên cần phải tính đến đặc thù tại các địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, những nơi có tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn”, ông Tác chia sẻ.

Theo Dân trí

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Tránh tình trạng hợp đồng giáo viên theo mùa vụ, theo tiết học"
Chuyển giáo viên dôi dư bậc THCS sang dạy tiểu học, mầm non: Không thể làm khác?
Việc thừa, thiếu giáo viên và “cái khó” của ngành Giáo dục!
Quảng Ngãi: Thiếu giáo viên do cắt giảm hợp đồng lao động