Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Không có chuyện Công ty mua bán nợ cần 100.000 tỉ đồng tiền vốn!”

18:05 | 03/07/2012

435 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
– Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trong buổi họp báo thường kỳ tháng 6 diễn ra vào chiều tối ngày 3/7.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam thừa nhận việc thành lập Công ty mua bán nợ là một chủ trương đúng đắn, và hiện tại Chính phủ đang giao NHNN lập báo cáo khả thi. Tuy nhiên thông tin Công ty này có vốn pháp định lên tới 100.000 tỉ đồng là hoàn toàn không đúng sự thật. “Trong lúc chờ sự ra đời của Công ty trên thì Ngân hàng Nhà nước đã phải tìm ra phương án xử lý giải quyết nợ đọng”, Bộ trưởng Đam nhấn mạnh.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam chủ trì buổi họp báo chiều ngày 3/7.

Bên cạnh đó, người chủ trì buổi họp báo cũng khẳng định, để huy động được vốn thành lập công ty mua bán và xử lý nợ xấu này còn phải tính đến dùng các công cụ tài chính có thể chuyển đổi trên các thị trường chứ không không nhất thiết dùng đến tiền mặt.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chính là điểm nghẽn ngăn cản khiến doanh nghiệp không tiếp cận được vốn mà ngân hàng cũng không dám mạnh dạn cho vay ra. “Nếu vốn không chảy ra phục vụ sản xuất kinh doanh thì kể cả khi nguồn tín dụng huy động được có tăng lên, tổng phương tiện thanh toán có tăng lên thì vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng và không giúp được cho phát triển” – Bộ trưởng Đam phân tích.

Xung quanh tình hình giá xăng và giá điện, Bộ trưởng Vũ Đức Đam tái khẳng định quyết tâm đưa thị trường nội địa tiến nhanh đến cơ chết thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc minh bạch và công khai; không ảnh hưởng tới người nghèo, đối tượng khó khăn, đối tượng cần khuyến khích.

Về kế hoạch sửa đổi Nghị định 132/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 90, 91, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trách nhiệm của Bộ chủ quản, Hội đồng thành viên và Hội đồng quản trị sẽ được làm rõ hơn. Cụ thể, các doanh nghiệp nhà nước chỉ được phép tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính. Những khoản đầu tư ngoài ngành (kể cả hiệu quả hay không) cũng bị buộc phải thoái vốn trong năm 2012.

Theo thông cáo báo chí VPCP cung cấp, thường trực Chính phủ cho rằng tăng trưởng ở mức hợp lý rơi vào khoảng 5,2% – 5,7%, đồng thời khẳng định, trong những tháng cuối năm 2012 quan điểm nhất quán là vẫn kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, chưa thay đổi, điều chỉnh bất cứ mục tiêu nào.

Tháo gỡ cho doanh nghiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu trong điều hành của Chính phủ.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô; đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng; điều hành ổn định tỷ giá ; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.

Dẫn chỉ đạo của Thủ tướng, Cổng thông tin điện tử chính phủ cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính tính toán các khả năng về thu chi ngân sách, không để đảo lộn thu chi ngân sách; kiểm soát kỹ lại nguồn thu. Giữ mức bội chi ngân sách không vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua. Thực hiện chính sách tài khóa một các hợp lý, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tiền tệ, tín dụng, nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế; thực hiện các biện pháp hỗ trợ thuế đúng đối tượng ưu tiên nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh và kích thích tổng cầu phục vụ mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Tiếp tục chỉ đạo khẩn trương tính toán, tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia… nhằm kích thích nhu cầu trong nước. Quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động mất việc từ các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, giải thể hoặc ngừng hoạt động….

Thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm, các thành viên Chính phủ nhận định, về giá cả, lạm phát, nhờ thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ các biện pháp kiềm chế lạm phát như thắt chặt tiền tệ, quản lý chặt chẽ chi tiêu và giảm bội chi ngân sách nhà nước, cắt giảm vốn đầu tư và đổi mới nâng cao hiệu quả đầu tư công… nên tốc độ tăng giá đã liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm.

Về việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng, do phải tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 6 tháng đầu năm đạt thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước và thấp hơn so với kế hoạch đề ra, nhưng bắt đầu có xu hướng cải thiện hơn trong quý II (GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt khoảng 4,66%). Tính chung, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%.

Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, tình hình kinh tế – xã hội vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lãi suất còn cao và không đáp ứng được các điều kiện vay; chỉ số tồn kho vẫn ở mức cao; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng…

Hữu Tùng