Khởi tố vụ 7 sinh viên ngộ độc do uống rượu
Sáng 10/3, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 7 bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc methanol. Các bệnh nhân (5 nam, 2 nữ) đều có quê ở Gia Lai và đang là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương (Cơ sở II đóng trên địa bàn phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Bác sĩ thăm khám cho các bệnh nhân ngộ độc methanol. |
Theo lời kể của Siu L. (bệnh nhân ngộ độc nhẹ nhất), nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, nhóm bệnh nhân này đã mua khoảng 1,5 lít rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, được đóng vào chai nhựa không có nhãn mác về phòng trọ tại Trung Kính (quận Cầu Giấy) để liên hoan. Đến sáng 9/3, một số người xuất hiện triệu chứng đau đầu, mờ mắt và nôn ra máu nên đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 19-8 và sau đó được chuyển đến Trung tâm Chống độc.
Tính đến chiều 11/3, hai nạn nhân trong vụ ngộ độc đã tử vong.
Trao đổi với PetroTimes, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho hay, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, an toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề nhức nhối. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội, cũng như sự phát triển của nòi giống.
Vụ 7 sinh viên nhập viện do ngộ độc methanol xảy ra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, thuộc phạm vi liên quan nhóm tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nếu cơ quan điều tra xác định được chủ cửa hàng bán rượu đã vi phạm quy định về an toàn thực phẩm như tự ý pha chế rượu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép dẫn đến việc người uống tử vong, hay thiệt hại đến sức khỏe thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để có căn cứ xử lý chủ cơ sở bán rượu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng cần làm rõ nguồn gốc loại rượu này có phải do chủ cơ sở pha chế trái phép hay không, đồng thời giám định nguyên nhân dẫn đến tử vong có phải do rượu có độc tố gây ra không?
Điều 244 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. |
Thiên Minh
-
Công an Hà Nội sẽ điều tra vụ cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc
-
Hà Nội: Thu giữ hơn 1.800 kg pháo, xử lý 48 đối tượng vi phạm
-
Hà Nội lập 4 tổ tuần tra đặc biệt, xử lý vi phạm giao thông Tết Giáp Thìn 2024
-
Người dân Thủ đô được trải nghiệm, thực hành PCCC với các thiết bị hiện đại
-
Hà Nội phát động phong trào toàn dân tham gia phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị giữ quy định áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
-
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)