Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam

18:32 | 07/11/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Nằm trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp Thủ đô 2018, ngày 6/11, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tổ chức hội thảo khoa học về chuyển giao trí thức.  

Với chủ đề "Vai trò của khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam", hội thảo đã tập trung trao đổi giữa các chuyên gia, cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp về giải pháp thúc đẩy chuyển giao tri thức, sản phẩm khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0 giúp phát triển kinh tế tư nhân.

khoa hoc va cong nghe voi su phat trien kinh te tu nhan viet nam
Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Thị Tùng Lâm, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc gắn kết đào tạo, chuyển giao công nghệ trong trường đại học với doanh nghiệp. Tiến sĩ Trần Thị Tùng Lâm cho hay: "Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực cho phát triển bền vững của đất nước. Có thể nói, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ gắn liền với chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo.

Trong hoạt động này, yếu tố con người, trong đó có các giảng viên kiêm nhà khoa học và công nghệ luôn là trung tâm của sự phát triển bền vững. Vì vậy, để tránh sự lãng phí các nguồn lực như hiện nay, các nhà quản lý, quản trị các cấp, đặc biệt là các trường đại học cần phải đổi mới căn bản tư duy và tạo dựng ngay môi trường thuận lợi và động lực đủ mạnh để thúc đẩy các hoạt động chuyển giai công nghệ từ trường đại học cho các tổ chức và doanh nghiệp cũng như thực hiện đồng bộ các giải pháp".

Theo Tiến sĩ Trần Thị Tùng Lâm, sứ mệnh của các trường đại học là đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội, cung cấp nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài có năng lực và phẩm chất phục vụ sự ghiệp CNH-HĐH đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Vì vậy, trường đại học phải tạo ra môi trường thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giảng viên, sinh viên; tạo điều kiện hợp tác giữa giáo dục đại học và sản xuất kinh doanh; là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang lại giá trị cho xã hội.

Trường học cần phải mở rộng kết hợp với các doanh nghiệp, thị trường lao động để trở thành một hệ sinh thái giáo dục năng động, sáng tạo. kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ mới được chuyển giao đến các doanh nghiệp lại được cập nhật giảng dạy trong nhà trường, sinh viên lại được thụ hưởng, có thêm kiến thức, kỹ năng, sự sáng tạo trong học tập nghiên cứu.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho hay, Cuộc cách mạng 4.0 đã và đang làm thay đổi sâu sắc đến nhiều khía cạnh của quá trình phát triển giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Trong bối cảnh này, công nghệ và quy trình sản xuất ngày càng được tự động hóa, tối ưu hóa trên nền tảng công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo… đòi hỏi người lao động không ngừng tích lũy năng lực để thích ứng với yêu cầu của doanh nghiệp.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương chia sẻ, để tăng cường hiệu quả của chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp, cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đào tạo; gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở; chú trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu tương tác người - máy…

Còn Tiến sĩ Nguyễn Thị Như, Trường Đại học Hà Nội đã đánh giá về việc phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh chuyển giao khoa học công nghệ. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Như, chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua đã làm cho kinh tế tư nhân không ngừng phát triển, và trở thành một lực lượng kinh tế lớn mạnh. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng gần 40% GDP, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế... Tuy nhiên sự phát triển kinh tế tư nhân còn đối mặt nhiều khó khăn: Phần lớn chưa tiếp cận được nguồn vốn, quy mô nhỏ bé...

Điều này đã buộc không ít doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam phải "vật lộn" để vươn lên trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển, kinh tế tư nhân muốn phát triển phải gắn chặt với khoa học công nghệ, không chỉ tăng năng suất lao động, kinh tế phát triển gắn với khoa học công nghệ là chìa khóa cho hội nhập thành công.

Nguyễn Hoan

khoa hoc va cong nghe voi su phat trien kinh te tu nhan viet namDầu khí - ngành kinh tế có hàm lượng khoa học công nghệ cao
khoa hoc va cong nghe voi su phat trien kinh te tu nhan viet namNgành Dầu khí đóng vai trò quan trọng trong Chiến lược kinh tế biển
khoa hoc va cong nghe voi su phat trien kinh te tu nhan viet namGiáo dục Đại học: "Chìa khóa" học tập suốt đời của người lớn