Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vào thành công của Dự án Biển Đông 01
Đồng lòng vượt khó, đồng thuận tầm nhìn |
BIENDONG POC “về đích sớm” 20 ngày so với kế hoạch |
BIENDONG POC: Triển khai hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh |
Tham dự Hội thảo có TS. Ngô Thường San – Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam; TS. Nguyễn Huy Quý – Tổng Thư ký Hội Dầu khí Việt Nam; TS. Hoàng Thế Dũng – Phó Trưởng Ban Công nghệ - An Toàn - Môi trường Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); cùng các đại biểu đến từ Hội Dầu khí Việt Nam, PVN, PVEP, PV Drilling và các phòng, ban kỹ thuật của BIENDONG POC.
TS. Ngô Hữu hải phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: Sanh Hoàng |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Ngô Hữu Hải - Tổng giám đốc BIENDONG POC cho biết, Dự án Biển Đông 01 là Dự án phát triển các mỏ khí – condensate tại các Lô 05-2 và 05-3, nằm trong khu vực có hệ thống dầu khí phức tạp của bể Nam Côn Sơn, cách Vũng Tàu khoảng 320 km về phía Đông Nam. Với những bước đi vững vàng nhờ vào sức mạnh của những giải pháp sáng tạo, những nghiên cứu, sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao, BIENDONG POC đã cùng các nhà thầu từng bước chinh phục và triển khai thành công Dự án với nhiều thành tích ấn tượng.
Cụ thể, đây là dự án do người Việt Nam tự thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành thành công với khối lượng lớn nhất từ trước đến nay (hơn 70.000 tấn thép, kết cấu kim loại); Đã khoan thành công 16 giếng khoan cho Dự án trong điều kiện địa chất hết sức phức tạp, nhiệt độ cao (>175oC), áp suất cao 850 atm. Hiện nay, BIENDONG POC đang đứng thứ 2 tại Việt Nam về sản lượng khai thác khí và condensate với công suất 2 tỷ m3 khí/năm, 3 triệu thùng condensate/năm; Tổng doanh thu lũy kế đạt trên 3,16 tỷ USD, trên tổng vốn đầu tư là 3,45 tỷ USD, nộp Ngân sách Nhà nước hơn 800 triệu USD. Đặc biệt, BIENDONG POC đã đạt cột mốc hơn 24 triệu giờ công an toàn, thiết lập một kỷ lục mới về an toàn xuyên suốt quá trình thi công, lắp đặt và vận hành các công trình dầu khí tại Việt Nam;… Ngoài việc tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng đất nước, thông qua hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, BIENDONG POC còn có những đóng góp quan trọng vào việc giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Toàn cảnh Hội thảo |
Để đưa dự án đến thành công như ngày hôm nay, TS. Ngô Hữu Hải nhấn mạnh, công tác nghiên cứu, cải tiến, phát triển và hoàn thiện các giải pháp sáng tạo về khoa học và công nghệ của Cụm công trình này là phần cốt lõi cấu thành không thể thiếu. Rất nhiều các giải pháp khoa học công nghệ mới được nghiên cứu phát triển và ứng dụng hiệu quả trong quá trình thực hiện Dự án Biển Đông 01 là lần đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới. Bên cạnh những kết quả được kiểm chứng ấn tượng từ dự án Biển Đông 01, những thành tựu nghiên cứu, phát triển và tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ công tác giảm thiểu rủi ro về địa chất và thi công khoan trong điều kiện áp suất cao, nhiệt độ cao cũng như kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện dự án đã được chia sẻ và áp dụng hiệu quả tại các đơn vị khác như: Idemitsu (giếng khoan DN-2X); PVEP (các giếng khoan ở bể Sông Hồng); Vietgazprom (các giếng khoan tại bể Phú Khánh); Rosneft (tại Lô 05-3/11, sát khu vực phát triển của BIENDONG POC).
Qua đó có thể khẳng định những thành tựu nghiên cứu, phát triển và tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, khoan và khai thác hiệu quả mỏ khí - condensate áp suất cao, nhiệt độ cao khu vực nước sâu xa bờ Hải Thạch và Mộc Tinh một cách an toàn, hiệu quả và đạt cường độ khai thác cao như ngày hôm nay là thành tựu hết sức to lớn của Ngành Dầu khí Việt Nam. Việc nghiên cứu, phát triển, đề xuất và áp dụng thành công các giải pháp khoa học và công nghệ này không những mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho Quốc gia mà còn có những đóng góp quan trọng cho khoa học dầu khí Việt Nam và thế giới.
TS. Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam đóng góp ý kiến cho các báo cáo |
Tại Hội thảo, các tác giả đã trình bày các nghiên cứu ứng dụng trong Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng, hoàn thiện các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển thành công và khai thác hiệu quả các mỏ khí – condensate phi truyền thống, thềm lục địa Việt Nam (2009 – 2019), như: Các giải pháp về địa chất, địa vất lý; giải pháp về công nghệ mỏ, quản lý mỏ; giải pháp thiết kế, thi công khoan và hoàn thiện giếng áp suất cao, nhiệt độ cao; các giải pháp tiền chạy thử, chạy thử; các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật;…
Các đại biểu tham dự Hội thảo - Ảnh: Sanh Hoàng |
Các báo cáo đã nhận được những ý kiến đóng góp hết sức thiết thực từ các lãnh đạo, các chuyên gia đầu ngành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Hội Dầu khí Việt Nam, BIENDONG POC và các đại biểu tham gia. Qua đó giúp tập thể tác giả hoàn thiện công tác thuyết minh báo cáo, làm nổi bật những giá trị, hàm lượng khoa học công nghệ mà người lao động BIENDONG POC đã đóng góp để làm nên thành công ấn tượng của Dự án.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng trao đổi, lựa chọn ra những giải pháp, sáng kiến xuất sắc nhất để đề xuất cho Giải thưởng thưởng Khoa học công nghệ Dầu khí Lần thứ II năm 2020, cũng như các giải thưởng cấp cao hơn.
Mai Phương
-
Tin tức kinh tế ngày 4/11: Doanh nghiệp cảng biển lãi lớn trong quý III
-
Dự đoán hoạt động lọc dầu của Trung Quốc trong phần còn lại của năm 2024
-
Tin Thị trường: Một loạt những yếu tố có thể tác động tới giá dầu thế giới
-
OPEC+ nhất trí hoãn tăng sản lượng dầu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 4/11: Các công ty năng lượng Mỹ kêu gọi tính nhất quán trước thềm bầu cử