Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Kho báu Hoàng gia thất lạc của đế chế Khmer hồi hương như thế nào?

13:40 | 01/09/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trước sức ép của công luận quốc tế cộng với thiện ý của những người trong cuộc, những cổ vật này được bí mật trao trả cho Phnom Penh để sớm được trưng bày.
ột bức tượng cổ từ thế kỷ thứ X được trưng bày tại buổi lễ hồi hương năm 2014 ở Phnom Penh, Campuchia_Ảnh: AFP
Một bức tượng cổ từ thế kỷ thứ X được trưng bày tại buổi lễ hồi hương năm 2014 ở Phnom Penh, Campuchia_Ảnh: AFP

"Nhà sưu tập đen” Douglas Latchford

Douglas Latchford là nhân vật gây tranh cãi, vốn là một tay buôn lậu khét tiếng, nhưng cũng được coi là một nhà buôn tranh hợp pháp. Ông sinh ngày 15-10-1931 tại Mumbai, Ấn Độ, vào thời điểm đó còn là thuộc địa của Anh. Ông đã được đào tạo tại Đại học Brighton ở Anh rồi trở về Ấn Độ ngay trước ngày Độc lập.

Ban đầu Latchford làm việc trong ngành dược phẩm ở Mumbai, sau chuyển đến Bangkok năm 1956, đến năm 1963 thành lập công ty phân phối thuốc. Latchford cũng đầu tư sinh lời vào việc phát triển đất đai ở Thái Lan và trở thành công dân Thái Lan vào năm 1968. Trong khoảng thời gian ngắn ông kết hôn với một phụ nữ Thái Lan và lấy tên Thái là Pakpong Kriangsak. Là một tín đồ lâu năm của môn thể hình, Latchford đã trở thành người bảo trợ cho môn thể thao này ở Thái Lan và là Chủ tịch danh dự của Liên đoàn Thể hình Thái Lan từ năm 2016 cho đến khi ông qua đời.

Latchford được biết đến nhiều nhất với tư cách nhà sưu tập cổ vật Campuchia và là đồng tác giả (với học giả Emma Bunker) 3 cuốn sách về cổ vật Khmer. Theo cáo phó in trên tờ The New York Times, Latchford là “người tích lũy có văn hóa các tác phẩm điêu khắc và đồ trang sức Khmer chất lượng bảo tàng”, trong khi The Diplomat lại đưa tin rằng: do vị trí hàng đầu của ông trong việc buôn bán cổ vật bất hợp pháp của Khmer Đỏ, “không có con số nào lớn bằng nạn cướp bóc bán buôn của một quốc gia”...

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, Latchford trở thành một trong những nhà cung cấp nghệ thuật hàng đầu của Campuchia, bán cho các bảo tàng và nhà sưu tập tư nhân ở châu Âu và Bắc Mỹ, bao gồm cả Metropolitan - bảo tàng nghệ thuật lớn nhất ở Tây bán cầu. Ông giữ những tác phẩm tốt nhất cho riêng mình và bộ sưu tập cá nhân ấy được đồn đại là sánh ngang với bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Campuchia. Latchford thích coi mình là người cứu những tác phẩm nghệ thuật đã bị bỏ rơi và gặp rủi ro trong các cuộc nội chiến đầy biến động của Campuchia - quan điểm này trái ngược với các học giả, những người cho rằng một số cổ vật của Latchford không có nguồn gốc rõ ràng. Latchford phủ nhận mọi hành vi sai trái. Ông thường mua chúng từ những người nông dân, nhà khảo cổ học da đen, những kẻ cướp bóc,... và tuyên bố rằng nếu mình không chuộc, chúng sẽ bị tiêu hủy. Ông cũng nhấn mạnh rằng nếu các cổ vật không được chuyển khỏi Campuchia, “rất có thể chúng đã bị Khmer Đỏ biến thành mục tiêu hành nghề và nhằm bắn”.

Cuộc điều tra quốc tế

Vương quốc thực dân Anh một thời hóa ra là chủ sở hữu của rất nhiều đồ trang sức và đồ tạo tác mà thực ra họ không có quyền. Tháng 10-2021, một cuộc điều tra lớn của các phương tiện truyền thông từ Anh, Mỹ và Australia, hợp tác với Liên đoàn Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã khám phá mức độ phổ biến của các tác phẩm nghệ thuật mà Latchford từng giao dịch với các bảo tàng và phòng trưng bày công cộng. Họ tập trung vào các cuốn sách do Latchford xuất bản, hồ sơ bán hàng, hồ sơ bảo tàng,... và xác định 27 tác phẩm được liên kết với Latchford trong các bộ sưu tập nổi bật. Nó làm nổi bật ít nhất 10 tác phẩm nghệ thuật có liên quan đến Latchford do Metropolitan lưu giữ và 15 di vật khác trong Bảo tàng Nghệ thuật Denver, Bảo tàng Anh, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland và Phòng trưng bày quốc gia Australia. Báo cáo cũng xác định các tác phẩm nghệ thuật Khmer tại Bảo tàng Brooklyn, Bảo tàng Nghệ thuật châu Á, Phòng trưng bày quốc gia Australia và Phòng trưng bày nghệ thuật ở New South Wales (Australia). Nhiều bảo tàng và phòng trưng bày đã đưa ra tuyên bố về các cáo buộc, mặc dù không có bảo tàng nào cam kết trả lại các tác phẩm liên quan đến Latchford. Vào tháng 11-2021, sau áp lực gia tăng từ Chính phủ Mỹ, Bảo tàng Nghệ thuật Denver đồng ý tự nguyện hồi hương 4 cổ vật Campuchia mà họ sở hữu, bao gồm 3 tác phẩm điêu khắc bằng đá sa thạch có niên đại lần lượt từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII và chuông đồng thời đại đồ sắt.

Hai năm trước khi Latchford qua đời, con gái của ông là Nawapan Kriangsak được thừa kế bộ sưu tập và hiến tặng toàn bộ cho Campuchia, bao gồm 125 món. Cô đã khởi xướng các cuộc thảo luận để trả lại toàn bộ bộ sưu tập được định giá 50 triệu USD để trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Campuchia với tên gọi Bộ sưu tập Latchford. Việc chuyển giao quyền sở hữu đã hoàn tất ngày 18-9-2020, tuy nhiên, quá trình trả lại bộ sưu tập bị đình trệ sau khi Hồ sơ Pandora tiết lộ rằng gia đình đã cố gắng trốn tránh trả tiền thuế thừa kế cho Vương quốc Anh.

Bất chấp những phương cách đáng ngờ để có được tất cả những đồ quý hiếm này, Latchford đã được trao tặng Huân chương Hoàng gia Monissarafon Grand Cross vào năm 2008 vì những đóng góp tài chính của ông cho Bảo tàng Quốc gia Campuchia. Năm sau, ông đã trả lại một số cổ vật bằng vàng cho đất nước này, nhờ đó ông đã được Chính phủ Campuchia trao tặng Huy chương Hữu nghị.

Năm 2020, Latchford rơi vào trạng thái hôn mê. Vài ngày sau, văn phòng công tố New York buộc tội ông ta làm sai lệch thông tin về cổ vật Campuchia nhập khẩu, nhưng ông đã qua đời vài tháng sau đó, không bao giờ hồi phục. Các trường hợp tố tụng đã được bãi bỏ.

Kho báu của Đế chế Khmer

Trong khi đó, tại Campuchia, một nhóm điều tra đã được thành lập do Brad Gordon đứng đầu. Gordon đến London để gặp đại diện gia đình của những người thừa kế Latchford. Một người đàn ông đã đưa Gordon đến một vùng ngoại ô của thủ đô nước Anh. Ở đó, Gordon được đưa đến bãi đậu xe, nơi có một chiếc ô tô trong đó có 4 hộp các tông chứa số lượng 77 vật phẩm làm bằng vàng nguyên chất. Có vương miện, bát và đồ trang trí khác bị coi là thất truyền từ lâu. Đồ trang sức của vương quốc Khmer huyền thoại bao gồm cả chiếc vương miện có từ thế kỷ VII. Cuộc điều tra qua các email của Latchford cho thấy ông cung cấp nhiều món đồ cho nhiều bảo tàng và nhà sưu tập tư nhân. Tất cả chúng phải được tìm thấy và trả lại.

Trước sức ép của công luận quốc tế cộng với thiện ý của những người trong cuộc, những cổ vật này được bí mật trao trả cho Phnom Penh để sớm được trưng bày. Tất cả niềm vui về việc các kho báu của đế chế Khmer được trả lại cho quê hương của họ hơi bị lu mờ, bởi thực tế là vẫn chưa rõ làm thế nào mà tất cả những món đồ quý giá này lại đến với Latchford. Bây giờ ông ấy đã ở một thế giới khác, thông tin chính xác rất có thể sẽ vẫn là một bí mật.

Các nhà khoa học cho rằng, những cổ vật đó từng ở Angkor Wat và có thể đã bị thực dân Pháp đưa ra ngoài. Cũng có khả năng điều này đã xảy ra trong cuộc nội chiến những năm 70 của thế kỷ XX. Các chuyên gia tin rằng, có nhiều kho báu hơn và những khám phá trong lĩnh vực này vẫn chưa đến hồi kết.

Theo Hồ sơ sự kiện/ Tạp chí Cộng sản