Khi nào "domino" phá sản ngân hàng tại Mỹ mới dừng lại?
Hãng cho vay tiền số lớn nhất thế giới phá sản: "Bữa tiệc tiền số" sắp tàn? |
Thị trường phản ứng thế nào trước sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ? |
Liệu First Republic Bank có phải là "domino" cuối cùng ?
First Republic Bank là ngân hàng có khối tài sản lên đến 230 tỷ USD (khoảng 5,4 triệu tỷ đồng) đã phá sản và làm lu mờ sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) diễn ra trước đó. 3 vụ phá sản ngân hàng lớn nhất lịch sử Mỹ đã diễn ra chóng vánh trong 2 tháng qua.
Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã nắm quyền kiểm soát ngân hàng tại San Francisco và bán lại ngân hàng này cho JPMorgan Chase. Thỏa thuận này có thể bảo vệ được tiền gửi của người dân nhưng cũng có khả năng sẽ xóa sổ hết các cổ đông của ngân hàng này.
Các chuyên gia dường như đã dự đoán trước được số phận của First Republic Bank khi ngân hàng này tiết lộ rằng họ đã mất 100 tỷ USD (khoảng 2,3 triệu tỷ đồng) tiền gửi sau khi SVB sụp đổ. Điều này khiến các khách hàng lớn hoảng sợ và cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm đến 75% vào tuần trước.
Việc First Republic Bank có phải là "domino" cuối cùng trong cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào tâm lý và hành động của người dân Mỹ.
"Phần này của cuộc khủng hoảng đã kết thúc", Jamie Dimon, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase, trấn an người dân và ông cũng tin rằng hệ thống tài chính đang vững mạnh hơn nhưng một vài ngân hàng nhỏ vẫn có khả năng phá sản.
Ba vụ phá sản ngân hàng lớn nhất lịch sử Mỹ đã diễn ra chóng vánh trong 2 tháng qua (Ảnh: LAT). |
Sẽ có thêm nhiều ngân hàng phá sản?
Khách hàng của First Republic chủ yếu là những người giàu có với hơn 2/3 số tiền gửi vượt quá giới hạn bảo hiểm 250.000 USD (khoảng 5,9 tỷ đồng) của FDIC. Mặc dù tỷ lệ này thấp hơn so với SVB nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các ngân hàng khác trong khu vực khiến người dân hoang mang và ồ ạt rút tiền.
Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, ngân hàng này đã phải chịu khoản lỗ lớn với trái phiếu kho bạc dài hạn. Điều đó cũng góp phần ảnh hưởng đến khả năng huy động và trang trải của ngân hàng. Và đặc biệt khi các cơ quan quản lý đưa ra chính sách bảo vệ người gửi không có bảo hiểm thì ngành ngân hàng phải đối mặt với những khoản lỗ tương tự như các khoản đầu tư.
Theo FDIC, tính đến cuối năm 2022, ngân hàng Mỹ có khoản lỗ với các khoản đầu tư chứng khoán lên đến 620 tỷ USD (khoảng 14,5 triệu tỷ đồng). Theo các chuyên gia của Goldman Sachs, lĩnh vực này chiếm đến 3.100 tỷ USD trong các khoản thế chấp thương mại đối với các ngân hàng nhỏ. Và ngân hàng khu vực cũng chiếm đến 80% các khoản vay.
Thông thường, các ngân hàng có thể chấp nhận những khoản lỗ đó nếu họ không phải đối mặt với tình trạng rút tiền ồ ạt của người dân hoặc bán tháo trên thị trường.
Giám đốc điều hành Hiệp hội Ngân hàng Mỹ, ông Rob Nichols, cho biết thương vụ mua lại First Republic Bank sẽ "củng cố thêm niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng của quốc gia".
Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, ông Patrick McHenry cũng chia sẻ: "Người Mỹ nên tin tưởng vào sự an toàn của các khoản tiền gửi tại ngân hàng Hoa Kỳ".
Theo Dân trí
-
Chuyên gia thuế chỉ cách đo lường tác động áp 5% thuế GTGT đối với phân bón
-
Người nông dân có đủ cơ sở để hưởng lợi từ chính sách thuế GTGT phân bón 5%
-
Bị hoãn giao máy bay, Emirates “đàm phán nghiêm túc” với Boeing
-
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là bao nhiêu?
-
Thời tiết khắc nghiệt khắp thế giới “đe dọa” giá thực phẩm