Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thị trường phản ứng thế nào trước sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ?

08:23 | 15/03/2023

471 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các nhà đầu tư vội vã hạ dự báo lãi suất toàn cầu vào thứ Hai (ngày 13/3) và ngừng đặt cược vào các đợt tăng lãi suất của Mỹ vào tuần tới.
Thị trường phản ứng thế nào trước sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ?

Các nhà đầu tư cho rằng vụ sụp đổ của ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc lại việc điều chỉnh lãi suất.

Vào Chủ nhật (ngày 12/3), Chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện loạt biện pháp khẩn cấp nhằm củng cố lòng tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng, đảm bảo an toàn tiền gửi của khách sau khi lượng tiền rút khỏi ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) bị quá tải và ngân hàng Signature Bank ở New York (Mỹ) cũng đóng cửa.

Tuy nhiên, trong khi các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu tăng nhẹ, thì thị trường trái phiếu mở cửa ở châu Á phiên 13/3 với biến động mạnh nhằm điều chỉnh lại dự báo lãi suất dựa trên niềm tin Cục Dự trữ Liên bang (FED) có thể sẽ không tăng lãi suất vào tuần tới.

Lợi suất tương lai của Hoa Kỳ tăng mạnh và trái phiếu ngắn hạn tiếp tục tăng, giúp trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đạt mức tăng tốt nhất kể từ năm 1987.

Ông Akira Takei, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Asset Management One ở Tokyo (Nhật Bản), cho biết tình trạng căng thẳng của ngành ngân hàng và tình trạng sổ cho vay ngày càng giảm sẽ gây áp lực lên nền kinh tế và khiến việc tăng lãi suất trở nên khó khăn hơn.

Ông Takei nói thêm: “Nếu ông (Jerome) Powell, Chủ tịch Fed Jerome, quyết định tăng lãi suất vào tuần tới thì điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình hiện nay. Nếu Fed không ưu tiên ổn định tài chính thì sẽ dẫn tới sự bất ổn tài chính và suy thoái kinh tế”.

Trong khi đó, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết, tình hình căng thẳng của ngành ngân hàng khiến họ ngừng dự báo khả năng Fed tăng lãi suất vào tuần tới.

Nhà kinh tế Rob Carnell của ngân hàng ING nói: “Tôi nghĩ mọi người đang liên kết các vấn đề của ngân hàng SVB với việc tăng lãi suất trong thời gian qua của Fed. Nếu lãi suất tăng gây ra điều này thì chắc chắn Fed sẽ lưu tâm đến vấn đề đó trong thời gian tới”. Ông còn nói: “Fed sẽ không vội vã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản nữa để rồi chứng kiến thêm một tổ chức tài chính khác phá sản”.

Những động mới đây vào thứ Hai (ngày 13/3) cũng đẩy kỳ vọng của thị trường lên xuống đối với mức lãi suất cao nhất. Từ khoảng 5,7% vào thứ Tư, ngụ ý cho mức lãi suất cao nhất của Hoa Kỳ đang thử nghiệm 5% vào thứ Hai và kỳ vọng cuối năm đã giảm xuống khoảng 4,7%, giảm khoảng 80 điểm cơ bản trong vài ngày.

Hợp đồng tương lai lãi suất của Úc và châu Âu cũng tăng khi các nhà giao dịch tin rằng các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đang trở nên thận trọng sau vụ sụp đổ của SVB và Signature Bank.

Ông Jack Chambers, chiến lược gia lãi suất cao cấp tại Ngân hàng ANZ ở Sydney, cho biết: “Thị trường, đặc biệt là ở múi giờ châu Á, vẫn đang nghe ngóng tin tức về việc SVB giảm giá”.

Fed có thể tiếp tục thắt chặt chính sách của mình nếu các biện pháp được triển khai giúp hạn chế các vấn đề của một số ngân hàng.

Một chương trình tài trợ mới dành cho ngành ngân hàng của Fed nhằm giải quyết một số vấn đề cụ thể của SVB, với các khoản lỗ trong danh mục đầu tư trái phiếu, sẽ giúp các ngân hàng và thị trường trái phiếu ổn định hơn.

Giờ đây, các ngân hàng sẽ có thể vay tiền từ Fed bằng tài sản thế chấp như trái phiếu kho bạc theo mệnh giá, thay vì theo giá trị thị trường. Điều này làm giảm đáng kể nhu cầu thanh lý trái phiếu của các ngân hàng để đáp ứng các khoản rút tiền lớn bất ngờ từ khách hàng.

Các ngân hàng Mỹ phản đối việc bị buộc phải cho công ty dầu khí vay tiềnCác ngân hàng Mỹ phản đối việc bị buộc phải cho công ty dầu khí vay tiền
“Cuộc đấu” tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc“Cuộc đấu” tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc

Nh.Thạch

AFP