Khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu - Hội An
Theo nhiều tư liệu lịch sử, di tích Chùa Cầu được xây dựng từ đầu thế kỷ XVII. Tồn tại qua hơn 400 năm, di tích dần xuống cấp trầm trọng và đã được tu bổ nhiều lần. Ngày 28/12/2022, di tích Chùa Cầu được tiếp tục khởi công trùng tu, đây là lần thứ 7 di tích được TP Hội An tổ chức nghiên cứu, đưa ra các phương án tu bổ. Đối với lần trùng tu thứ 7 này, di tích được trùng tu đặc biệt với quy mô lớn sau thời gian dài nghiên cứu, thảo luận, toạ đàm để thống nhất phương án trùng tu nhằm giữ lại hiện sự nguyên vẹn tốt nhất của di tích.
Ban lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, TP Hội An và đại biểu Nhật Bản cắt băng khánh thành di tích Chùa Cầu. |
Ông Phạm Phú Ngọc - Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa (DSVH) Hội An cho biết: “Có đến gần 60% khối lượng gỗ, gần 30% số viên ngói, 80% số đĩa cổ, 20% cấu kiện đá nền, 35% số con giống trang trí bờ mái… được gìn giữ, tái định vị tại di tích sau khi tu bổ. Đây là kết quả của quan điểm và giải pháp tu bổ xuyên suốt dự án là giữ gìn sự nguyên vẹn của tổng thể hình thức kiến trúc và kết cấu, từng bộ phận, cấu kiện, hiện vật nguyên gốc, có giá trị lịch sử được trân quý gìn giữ ở mức tối đa có thể”.
Di tích Chùa Cầu sau khi hoàn thành trùng tu. |
Sau thời gian dài “tạm đóng cửa” để trùng tu, di tích Chùa Cầu đã hoàn thiện và mở cửa để đón du khách tham quan.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, đây là lần đầu tiên mà công trình tu bổ di tích được “giải phẫu mở”, thực hiện giữa lòng một Đô thị Di sản du lịch nhộn nhịp. Đồng thời, người dân, du khách được quan sát, tiếp cận và theo dõi, tìm hiểu toàn bộ quá trình thực hiện tu bổ di tích Chùa Cầu. Việc xây dựng nhà bao che chắn nhằm đảm bảo quá trình nghiên cứu thi công, tu bổ di tích không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài như mặt bằng, thời tiết cũng như các cấu kiện di tích sau khi tháo dỡ được bảo quản trong tình trạng tốt. Đây cũng là một điểm đặc biệt đáng biểu dương của dự án này.
“Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu đã đạt được những thành quả tốt đẹp như mong đợi, bảo tồn tối đa các giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa của di tích, đáp ứng sự mong mỏi của những ai yêu mến và trân quý công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt này. Việc hoàn thành tu bổ di tích Chùa Cầu còn mang ý nghĩa to lớn trong dịp kỷ niệm lần thứ 20 sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản”, ông Sơn nhấn mạnh.
Các bộ phận chưa hư hỏng của Chùa Cầu được gìn giữ và sử dụng tối đa trong quá trình trùng tu. |
Đông đảo du khách ghé đến tham quan Chùa Cầu tại TP Hội An sau khi di tích vừa hoàn thành trùng tu. |
Tại Lễ khánh thành, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, TP Hội An cùng đại biểu Nhật Bản thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành Chùa Cầu. Cũng nhân dịp này, UBND TP Hội An khen thưởng cho 4 tập thể và 6 cá nhân có thành tích trong việc thực hiện triển khai tu bổ Di tích Chùa Cầu.
Phúc Nguyên
-
Quảng Nam: Lập đề xuất đầu tư dự án gần 4.000 tỷ để chống ngập cho TP Tam Kỳ
-
Quảng Nam: Để phát sinh tàu cá "3 không", lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm
-
Quảng Nam: Hơn 860 ha đất được đề nghị bàn giao để xã hội hóa, đầu tư sân bay Chu Lai
-
Quảng Nam: Sẵn sàng ứng phó trước diễn biến thời tiết phức tạp
-
Quảng Nam: Chưa thể khẳng định 18.000 lít dầu DO mất tích trong vụ tàu hàng gặp nạn
-
Hơn 60 quốc gia tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 tại Hà Nội
-
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc tại Kon Tum
-
Phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa
-
[Chùm ảnh] Cận cảnh Tượng đài Chuyến tàu Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cà Mau
-
[Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên