Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khách hàng mất tiền tỷ trong tài khoản: Ngân hàng không thể vô can

06:39 | 16/07/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Liên quan đến khách hàng mất tiền trong tài khoản, trao đổi với PV PetroTimes, Luật sư Nguyễn Viết Hoàng Sơn - Công ty luật Trương Anh Tú, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, có nhiều vụ việc ngân hàng thường đẩy lỗi cho nhân viên hoặc khách hàng để né tránh trách nhiệm. Cách hành xử này, có thể đem lại lợi ích trước mắt nhưng về lâu dài sẽ làm mất uy tín của ngành ngân hàng nói chung đối với khách hàng.

Tiền tỷ bỗng dưng “không cánh mà bay

Tình trạng "bỗng dưng" mất tiền trong tài khoản, sổ tiết kiệm... khi đang gửi tiền giữ tại ngân hàng là sự việc xảy ra tương đối nhiều thời gian gần đây.

Đơn cử, ngày 12/10/2023, bà N.T.L đến chi nhánh MSB tại Hà Nội yêu cầu sao kê tài khoản từ khi mở (tháng 3/2021) và bất ngờ nhận được thông báo tài khoản chỉ còn 93.640 đồng. Trong khi đó, bà N.T.L đã nhiều lần gửi tiền vào tài khoản này với số dư tiền gửi theo giấy xác nhận Thông tin tài khoản/Số dư tài khoản số 432/CV/MSB chi nhánh Thanh Xuân đến thời điểm 10h8 ngày 7/10/2023 là 58,65 tỷ đồng. Trên bảng sao kê tài khoản, bà N.T.L cho biết còn thể hiện nhiều giao dịch chuyển rút tiền không phải do bà yêu cầu hoặc thực hiện.

Đặc biệt, bà N.T.L cho rằng, gần nửa năm trôi qua, phía MSB chưa trực tiếp trả lời lý do vì sao khoản tiền biến mất. Khách hàng cho rằng, việc khách gửi tiền vào ngân hàng, khi xảy ra sự cố ngân hàng phải có trách nhiệm chứ không thể để sự việc kéo dài gây tổn hại tinh thần, sức khỏe, kinh tế cho khách hàng.

Khách hàng mất tiền tỷ trong tài khoản: Ngân hàng không thể vô can
Nhiều người mất tiền tỷ trong tài khoản khi gửi tại ngân hàng MSB

Tương tự cũng tại MSB, chị V.T.K.O (Hà Nội) phản ánh tài khoản 27,7 tỷ đồng gửi tại MSB bỗng “bốc hơi”, chỉ còn 46.328 đồng.

Trả lời về vụ việc của khách hàng N.T.L, MSB cho biết, trong quá trình tra soát hoạt động, đánh giá cán bộ định kỳ tại các chi nhánh, ngân hàng đã phát hiện có dấu hiệu bất thường liên quan đến một số cán bộ nhân viên với một nhóm khách hàng (có quan hệ mật thiết với nhau trước khi tham gia MSB) và chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng để làm rõ. Hiện vụ việc đã được Cơ quan công an thụ lý, và đang trong quá trình điều tra.

Một vụ mất tiền khác trong tài khoản, đã “dậy sóng” thời gian gần đây là vụ mất gần 47 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) chi nhánh Khánh Hòa.

Theo đơn khởi kiện, giữa năm 2022, tài khoản của bà Dương mở tại Phòng giao dịch Cam Ranh của Sacombank "bỗng dưng mất gần 47 tỷ đồng". Kiểm tra, bà phát hiện có tổng cộng 12 giao dịch rút số tiền trên, trong đó 9 lần rút tiền mặt trong khung giờ 18h-21h (ngoài giờ hành chính), 3 lần chuyển khoản mà bà Dương không biết người nhận.

Bà Dương khẳng định không thực hiện các giao dịch trên, thời điểm đó gia đình bà đang đi du lịch Phú Quốc. Sau nhiều lần làm việc với ngân hàng nhưng không đạt được yêu cầu, vợ chồng bà đã gửi đơn cầu cứu đến Cục Cảnh sát hình sự và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an).

Ngày 4/7, TAND thành phố Cam Ranh tuyên án vụ bà Hồ Thị Thùy Dương thắng kiện Sacombank, yêu cầu ngân hàng trả lại toàn bộ số tiền đã gửi cùng tiền lãi phát sinh.

Liên quan đến vụ việc trên, Sacombank cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo lên cấp phúc thẩm để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.

Trách nhiệm của ngân hàng ở đâu?

Trao đổi với PV PetroTimes, Luật sư Nguyễn Viết Hoàng Sơn - Công ty luật Trương Anh Tú, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết, hiện nay, pháp luật đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm của ngân hàng, tổ chức tín dụng đối với hoạt động gửi giữ tiền của khách hàng.

Luật sư Nguyễn Viết Hoàng Sơn - Công ty luật Trương Anh Tú, Đoàn luật sư Hà Nội
Luật sư Nguyễn Viết Hoàng Sơn - Công ty luật Trương Anh Tú, Đoàn luật sư Hà Nội

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, trong đó tại khoản 2, Điều 10 quy định tổ chức tín dụng phải “Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.” Thông tư 17/2024/TT-NHNN cũng đã có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng tại 21, theo đó ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản, chịu trách nhiệm về thiệt hại phát sinh trong các trường hợp ngân hàng có lỗi dẫn đến thiệt hại cho khách hàng. Các quy định này được kế thừa và phát triển từ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Thông tư 23/2014/TT-NHNN.

Như vậy, ngân hàng có trách nhiệm phải bảo đảm tiền gửi của khách hàng và phải tiến hành chi trả, thanh toán khi khách hàng có yêu cầu theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều vụ việc khi có thiệt hại xảy ra, như một phản xạ tự nhiên, ngân hàng thường né tránh, đẩy trách nhiệm cho cá nhân nhân viên của ngân hàng hoặc bên thứ ba. Ngân hàng không đồng ý với việc các cơ quan có thẩm quyền xác định tư cách người bị hại mà chỉ nhận là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Thực trạng này xuất phát từ những bất cập trong quy định của pháp luật, cụ thể do hiện nay pháp luật quy định ngân hàng chỉ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp ngân hàng có lỗi dẫn đến thiệt hại và lỗi này phải được xác định là phía ngân hàng không tuân thủ quy trình. Chính quy định này đã dẫn đến ngân hàng tìm mọi cách để không nhận lỗi, kéo dài thời gian xác định lỗi trong vụ việc để không phải chịu trách nhiệm.

"Thực tiễn cho thấy rất nhiều các vụ việc khách hàng bị “bốc hơi” tiền trong tài khoản là do bị nhân viên ngân hàng lợi dụng kẽ hở trong hoạt động ngân hàng để thực hiện hành vi chiếm đoạt. Các ngân hàng trong trường hợp này đều viện lý do chờ kết luận của cơ quan điều tra, tiếp đó đẩy lỗi thuộc về nhân viên để né trách nhiệm.

Cách hành xử phổ biến nêu trên của các ngân hàng có thể đem lại lợi ích trước mắt nhưng về lâu về dài làm mất uy tín của ngành ngân hàng nói chung đối với người dân, từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước" - ông Sơn nhấn mạnh.

Để tránh rủi ro cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, Luật sư Nguyễn Viết Hoàng Sơn tư vấn: Bản chất của giao dịch gửi tiền giữa khách hàng và ngân hàng là hợp đồng vay, theo đó khách hàng là bên cho vay, ngân hàng là bên vay. Ngân hàng có nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng theo thỏa thuận của hai bên. Đây là một khẳng định pháp lý rất quan trọng, được rất nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận và đưa vào pháp luật.

Tại Việt Nam, khẳng định này được nhiều giáo sư, chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, tài chính công nhận và áp dụng làm cơ sở nghiên cứu, xây dựng pháp luật, tuy nhiên lại chưa được luật hóa. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng vay để xử lý khi xảy ra sự việc tranh chấp.

Do vậy, Luật sư Sơn cho rằng, cần quy định rõ rằng giao dịch gửi tiền giữa khách hàng và ngân hàng là hợp đồng vay, bất luận lý do là gì thì khi xảy ra sự việc làm mất tiền của người gửi xảy ra thì ngân hàng đều phải có trách nhiệm bồi thường. Bởi thực tế khi gửi tiền, khách hàng chỉ biết tới ngân hàng mà không biết tới bất kỳ một chủ thể nào khác. Chỉ có quy định như vậy, khách hàng mới yên tâm gửi tiền, ngân hàng phải nâng cao trách nhiệm của mình.

Cũng liên quan đến vấn đề trên, luật sư Nguyễn Thanh Hoàng, Công ty Luật LEGALAM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: “Sự việc mất tiền trong tài khoản trong khi tiền đang gửi giữ tại ngân hàng là sự việc xảy ra tương đối nhiều thời gian gần đây, sai phạm này phản ánh lỗ hổng và khoảng trống lớn trong việc quản lý tiền gửi của khách hàng đối với các ngân hàng, phản ánh một bộ phận cán bộ ngành ngân hàng đã lợi dụng kẽ hở để chiếm đoạt tài sản của người gửi. Theo quy định pháp luật, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì đây là một dạng hợp đồng gửi giữ tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Thông qua giao dịch gửi tiền ngân hàng thì giữa khách hàng và ngân hàng đã xác lập một hợp đồng gửi giữ tài sản”.

Cũng theo luật sư Hoàng, việc trong thời gian phía khách hàng và ngân hàng đang thực hiện hợp đồng gửi giữ tài sản, nhưng phía ngân hàng để mất tiền của khách hàng thì phía ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, phải bồi thường cho khách hàng một cách kịp thời tránh ảnh hưởng tới uy tín. Còn việc nhân viên ngân hàng là người thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền gửi của khách thì ngân hàng phải là người trình báo Công an vì phía ngân hàng đang là bên quản lý tài sản, khi đó ngân hàng là bị hại trong vụ án hình sự. Trường hợp nếu ngân hàng thoái thác không nhận trách nhiệm, không bồi thường cho khách hàng thì khách hàng có quyền khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu ngân hàng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho khách hàng.

Huy Tùng

  • bidv-nha