Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khắc phục hậu quả cơn bão số 5

11:00 | 04/08/2013

601 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bão số 5 đã di chuyển vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp, gây mưa lớn trên diện rộng. Các địa phương bị ảnh hưởng do bão đang nỗ lực khắc phục hậu quả của bão, nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất.

Tại Quảng Ninh: Nước biển dâng cao, nhiều tuyến đường ở thành phố Hạ Long bị ngập úng. Cây cối bị đổ, nhiều công trình công cộng cũng như nhà người dân bị tốc mái.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh cho biết, thiệt hại sơ bộ ban đầu do bão số 5, có 3 người thị thương. Bước đầu xác định có một số nhà bị đổ, hơn một trăm nhà cấp 4 bị tốc mái, vài trăm công trình phụ bị tốc mái.

Một số nơi thiệt hại lớn nhất như Huyện Hải Hà: tốc mái 142 nhà cấp 4 và 440 công trình phụ, đổ 14 cột điện hạ thế... Tại huyện Đầm Hà, bão cũng làm đổ 3 nhà cấp 4; tốc mái 129 nhà cấp 4 và 351 công trình phụ; 1 trường tiểu học, 1 nhà bếp bị tốc mái; đổ 01 nhà xe và 40 m tường của UBND xã bị tốc mái. Tại huyện Tiên Yên, bão cũng làm đổ 2 ngôi nhà và nhiều cây xanh bị quật ngã.

Tổng thiệt hại do bão số 5 gây nên cho các địa phương trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện nay ước tính 10 tỷ đồng.

Cột ăngten viễn thông huyện Đầm Hà bị bão số 5 làm đổ gẫy

Bờ kè gần hải đăng Bãi Cháy bị sóng đánh lở

Ngay sau khi bão ngớt, các địa phương đã và đang khẩn trương tiến hành kiểm tra hậu quả của bão, chủ động dọn dẹp các cây xanh ven đường bị đổ để đảm bảo giao thông thông suốt, hỗ trợ dân khắc phục nhà bị tốc mái.

Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương tiếp tục kiểm tra xác định thiệt hại do bão gây ra, giúp các gia đình bị thiệt hại sớm ổn định đời sống.

Tại Hải Phòng: Sau khi đổ bộ vào Quảng Ninh - Hải Phòng, bão số 5 gây ra gió mạnh và mưa vừa đến mưa to. Từ 2h ngày 3/8, tại Bạch Long Vĩ có gió cấp 9, giật cấp 10, sau giảm xuống cấp 6, cấp 7. 

Nhiều tuyến phố của Hải Phòng bị chia cắt do cây đổ

Do ảnh hưởng của bão số 5, khu vực Hải Phòng có mưa vừa đến mưa to. Tính đến 18h, ngày 3/8, theo báo cáo sơ bộ của các ngành, địa phương trên địa bàn thành phố, không có sự cố nghiêm trọng xảy ra do bão, không có hiện tượng ngập úng sâu. Hệ thống công trình đê điều được đảm bảo an toàn, không có hư hỏng lớn. 

Bão số 5 chỉ làm 1 nhà bị sập mái proximăng 30m2 , 1 nhà bị cháy do chập điện 150m2 (quận Kiến An); 1 mái trụ sở văn phòng bị sập 100m2 và khoảng 50 ha rau màu bị ảnh hưởng năng suất (huyện An Dương). 

Tại huyện Vĩnh Bảo, bão làm sạt lở cục bộ 6 km mái kênh dọc đường 17B. 3 phao dẫn luồng khu vực bến Bèo (Cát Bà) bị đứt neo; 30 m2 vỉa hè bị bong bật; 20 m2 mặt đường bị lún sụt; 02 biển báo bị gãy đổ. Không có thiệt hại về người.

Tại Thái Bình: Thái Bình không nằm trong tâm bão số 5, song cũng bị ảnh hưởng gây ra mưa to và rất to. Đến 14h ngày 3/8, mặc dù gió bão không lớn, nhưng ở Thái Bình có nhiều nơi mưa to và rất to. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo Ban chỉ huy Quân sự 2 huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy cử các đội công tác phối hợp với địa phương và nhân dân khơi thông dòng chảy; nắm chắc tình hình triều cường và khả năng chịu đựng của các tuyến đê, nhất là các tuyến đê, kè xung yếu.

Mưa lớn gây ngập một số tuyến đường lớn ở TP.Thái Bình

Ban Chỉ huy PCLB Thành phố Thái Bình đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị phối hợp với UBND phường Quang Trung, Lê Hồng Phong, Kỳ Bá tổ chức sơ tán 1.190 người dân đang sinh sống tại các khu vực không an toàn, đặc biệt là các khu tập thể xuống cấp và các hộ ngoài đê về nơi trú ẩn an toàn.

Tính đến thời điểm này, Thành phố chưa có thiệt hại do bão gây ra, tuy nhiên, lượng mưa lớn, kéo dài nên các lực lượng cứu hộ vẫn túc trực thường xuyên, kiểm tra theo dõi mực nước, tiêu, thoát kịp thời bảo vệ sản xuất.

Tại Nam Định: Mưa lớn đã xảy ra từ sáng sớm nay, hiện tại một số tuyến đường ở Giao Thủy- Nam Định bị ngập úng, gió mạnh cây cối bị quật ngã, gió trên bờ biển Giao Thủy đang ở cấp 7, cấp 8, nước biển dâng cao

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định đã khẩn trương triển khai các giải pháp đồng bộ như kêu gọi tàu, thuyền vào nơi neo đậu an toàn; yêu cầu các chủ đầm nuôi trồng thủy sản vào nơi tránh trú bão; triển khai phương án sơ tán dân tại các vùng cửa sông, ven biển.

Di dời người dân ra khỏi các khu nhà xuống cấp; chủ động tiêu rút nước đệm để đảm bảo phòng úng; sẵn sàng các phương án hộ đê; chuẩn bị khối lượng vật tư cần thiết cho công tác phòng chống lụt bão với 50.843 m3 đá các loại, 5.178 rọ thép, hơn 547.000 bao tải, 41.496 m2 vải lọc và gần 227.000 m2 vải chống tràn.

Một số tuyến phố ở Hà Nội đã rơi vào tình trạng ngập úng

Tại Hà Nội:  mưa trên diện rộng đã làm nhiều tuyến phố như Định Công, Lê Trọng Tấn, Huỳnh Thúc Kháng, Giải Phóng – Pháp Vân, ngã ba Trương Định – Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Khuyến, Định Công, Huỳnh Thúc Kháng, Trường Chinh – Tôn Thất Tùng, Giải Phóng, Thái Hà, Thái Thịnh, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch… đã bị ngập úng cục bộ.

Cây cối ở một số nơi cũng có tình trạng bị quật ngã, gãy cành. Đặc biệt ở đường Nguyễn Du (hồ Thiền Quang) một số cây xà cừ đã bị bật rễ. Rất may cây này bị đổ trên vỉa hè nên không ảnh hưởng đến khu vực giao thông tại đây.

 

N.Hoan (Tổng hợp)