Khá "Bảnh" - hiện tượng mạng hay con bệnh xã hội
Thông tin từ lãnh đạo UBND xã Tam Sơn, tối 1/4, Công an Thị xã Từ Sơn và Công an tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện lệnh bắt, khám nhà Ngô Bá Khá (trú tại xã Tam Sơn). Được biết, Ngô Bá Khá từng có nhiều tiền án, tiền sự, chịu án cải tạo và không có nghề nghiệp ổn định.
Cùng với Khá, lệnh bắt cũng được tống đạt với 2 người bạn của đối tượng này, tuy nhiên có một người bị tạm hoãn bắt giữ do có việc gấp từ gia đình. Về nguyên nhân khiến Khá "Bảnh” bị bắt, lãnh đạo Công an thị xã Từ Sơn cho biết, Khá bị bắt do có liên quan đến hành vi đánh bạc.
Đối tượng Ngô Bá Khá. |
Trước đó, Khá "Bảnh” là một cái tên được khá nhiều người nhắc đến trên mạng xã hội hay Youtube bởi những hành vi, phát ngôn không đúng chuẩn mực của người này.
Trước đó, Khá từng bị cơ quan chức năng phạt hành chính vì hành vi dừng dỗ xe trên cao tốc, dàn hàng ngang chụp ảnh. Với hành vi này, Ngô Bá Khá bị phạt 5,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng.
Chưa dừng lại, ngày 29/3, Khá lại làm “mưa làm gió” trên cộng đồng mạng khi thực hiện đập nát xe máy PCX, châm lửa đốt tại khu vực đất trống. Điều này khiến nhiều luồng dư luận chỉ trích gay gắt.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Ninh cũng đã phối hợp Công an thị xã Từ Sơn vào cuộc xác minh clip trên của Khá "Bảnh”.
Bàn về hành vi đốt xe máy, chuyển sang xe điện của Ngô Bá Khá, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình nên họ có toàn quyền đối với tài sản do mình sở hữu.
Tuy nhiên, điều quan trọng là việc thực hiện quyền đối với tài sản được thực hiện trong hoàn cảnh nào, ở đâu và có làm ảnh hưởng đến người khác không.
Nếu cá nhân tự đập phá, phá hủy phương tiện giao thông của mình mà không làm ảnh hưởng đến người khác, không làm ảnh hưởng đến trật tự chung thì hành vi đó là quyền của cá nhân và không bị hạn chế hay áp dụng chế tài xử phạt nào. Tuy nhiên nếu phương tiện giao thông đó là xe đi thuê, đi mượn hoặc là tài sản của người khác thì người tự phá hủy có thể bị điều tra tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Nếu việc đập phá, hủy hoại tài sản đó làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng thì có thể bị xử lý về tội gây rối trật tự công cộng.
Nhưng rõ ràng, hành vi này đã ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ, cổ vũ việc hủy hoại tài sản, không tôn trọng tài sản, thương hiệu của doanh nghiệp khác.
Nếu cơ quan chức năng xác định được điều này là đúng, rất có thể doanh nghiệp này sẽ bị xử lý về tội cạnh tranh không lành mạnh, quy định tại Luật Cạnh tranh. Mức phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
Khá "Bảnh" có tính cách nổi loạn nên "vô tình" phù hợp với sở thích của nhiều thanh niên thích sống ảo. Hành vi của Khá cũng phần nào cổ vũ cho một lối sống "vô pháp vô thiên", kích động thanh niên vốn chưa đủ suy nghĩ chín chắn gia nhập vào một xã hội mà chúng gọi là "anh em giang hồ".
Thiết nghĩ, đã đến lúc cần các nhà khoa học về tâm lý, các nhà xã hội học vào cuộc phân tích và đưa ra các giải pháp chuyên môn để sớm ngăn chặn "trào lưu" này, không để ảnh hưởng xấu đến một bộ phận thanh niên Việt Nam.
Đầu năm 2011, do tội đánh người và cố ý gây thương tích, Khá "Bảnh” bị bắt vào trại giáo dưỡng số 2 tại Yên Mô, Ninh Bình - cơ sở giáo dưỡng thuộc Bộ Công an dành cho thanh niên phạm tội khi chưa đủ tuổi vị thành niên. Lúc này Khá mới 17 tuổi. Khá cải tạo ở đây 2 năm, đến tháng 12/2012, Khá "Bảnh" ra tù. |
Tùng Phong
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị giữ quy định áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
-
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV