Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Kết thúc xét tuyển ĐH đợt 1: Dang dở những ước mơ...

14:00 | 21/08/2015

1,129 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chưa khi nào, cuộc đua vào các trường ĐH, CĐ lại nhiều cảm xúc và gay cấn như kỳ xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2015.

Kết thúc 20 ngày Bộ Giáo dục & Đào tạo dành cho thí sinh nghiên cứu để đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, cả xã hội thở phào. Dù cái thở phào không được trọn vẹn nhưng cuộc “tra tấn” tinh thần mà thí sinh, phụ huynh phải gánh chịu đã… kết thúc.

Sau khoảng thời gian này, những dư âm về cuộc đua nhiều cảm xúc ấy có lẽ sẽ còn đọng lại trong nhiều người, nhất là thí sinh - nhân vật chính trong kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên.

Thí sinh “tháo chạy”, điểm chuẩn dự kiến biến động mạnh Thí sinh “tháo chạy”, điểm chuẩn dự kiến biến động mạnh
Thí sinh Thí sinh "rối loạn" trong những ngày "nước rút"
Cuộc đua nguyện vọng 1 chưa có hồi kết Cuộc đua nguyện vọng 1 chưa có hồi kết

Trong những ngày cuối cùng, điểm vào các khoa, các ngành liên tục biến động. Thí sinh trượt “tháo chạy” đã đành, cả những thí sinh đang đỗ cũng… chạy tuốt. Đó còn chưa kể, có trường hợp sáng đỗ, chiều… trượt, có những trường chỉ trong một ngày điểm đỗ - trượt vào ngành chênh nhau đến 5 điểm.

Ngày cuối cùng, vô số những giọt nước mắt của thí sinh, phụ huynh đã rơi. Mới thấy, cuộc đua này “cân não” đến nhường nào.

Nguồn cơn dẫn tới rắc rối nêu trên là bởi quy định tạo điều kiện hết cỡ cho việc nộp, rút hồ sơ theo nguyện vọng của thí sinh. Các năm trước quy định về việc rút hồ sơ tương đối khắt khe, thậm chí có trường còn không cho rút hồ sơ, thay đổi nguyện vọng.

Thế nhưng năm nay, theo lý giải của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo là: Tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh rút, nộp hồ sơ sau khi biết điểm dù có vất vả song ít rủi ro, cơ hội trúng tuyển cao hơn, tránh trường hợp điểm cao mà trượt ĐH...

Thực tế lại không phải vậy. Việc xét tuyển vào các trường ĐH đã gây phức tạp cho cả nhà trường, lẫn thí sinh. Chưa năm nào những “mỹ từ” như: chơi chứng khoán, canh bạc đỏ đen… lại xuất hiện với tần suất dày đặc trong giáo dục như kỳ thi này. Và những canh bạc ấy, cuốn cả xã hội vào những “may rủi” khôn lường.

17-img-1972
Thí sinh và phụ huynh rút hồ sơ tại trường ĐH Bách Khoa

Đáng nói ở chỗ cách xét tuyển nguyện vọng năm 2015 đẩy thí sinh sang tâm thế hoàn toàn khác.

Mệt mỏi không là gì nếu các thí sinh được học đúng trường mình yêu thích. Thế nhưng trong những ngày cuối của “cuộc tháo chạy”, PV ghi nhận nhiều thí sinh với tâm trạng uể oải. Chỉ vì “ván bài” không còn đường lùi nên đành chấp nhận từ bỏ ước mơ.

Thay vì định hướng đúng nghề nghiệp theo sở thích ban đầu thì các em lại chuyển sang chạy… nấy được. Mục tiêu tối thượng là đỗ ĐH vào trường nào, ngành học nào… bỗng nhiên không còn quan trọng.

Điển hình như khi trả lời PV, thí sinh Hoàng Văn Thắng (Nam Trực, Nam Định) nói: "Chắc chắn em phải rút rồi, vì điểm của em bị loại khỏi Top chỉ tiêu”.

Theo Thắng thì em được 22 điểm, xét đăng ký nguyện vọng 1 vào khoa Vật Lý Hạt Nhân của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Hiện điểm xét của em là 7.39 mà điểm xét thấp nhất của ngành vào thời điểm xét tuyển là 7.50. Nên Thắng rút hồ sơ để nộp sang trường ĐH Giao thông Vận Tải, khoa Điện tử Viễn Thông.

Nhưng Thắng nói: “Thực sự trường Bách Khoa vẫn là mơ ước của em. Giờ thì em không còn hy vọng gì để được vào trường Bách Khoa nữa. Có lẽ trượt Bách Khoa rồi thì sang năm em sẽ lại thi tiếp”.

Còn thí sinh Nguyễn Văn Lực (Bình Giang, Hải Dương) thì nói: “Em đăng ký vào khoa Kỹ Thuật Xây dựng công trình của trường Thủy Lợi, em thì vẫn cố gắng bám trụ vì hiện nay em đứng thứ 180/210. Nhưng mẹ em sợ rằng ngày chót sẽ nhiều bạn điểm cao nộp vào thì em sẽ bị bật ra. Nên mẹ bắt em rút xuống trường Top dưới. Em thì chỉ thích học Thủy Lợi thôi nhưng mẹ nói, học trường nào cũng được miễn không phải là… trượt, để ngồi nhà. Em buộc phải rút để nộp sang ĐH Tài Nguyên Môi trường”.

Trường hợp như Thắng, như Lực không phải là duy nhất. Trong cuộc “tháo chạy” ngày cuối cùng vào hôm qua (20/8) đã có rất nhiều thí sinh ở trong tâm thế ấy.

Như vậy là mọi cố gắng, mọi nỗ lực từ một kỳ thi đã đổ sông, đổ bể?!

Với thực tế này thì sau kỳ xét tuyển năm nay, không ít sinh viên sẽ vào trường ĐH theo ngành học trái với nguyện vọng, ước mơ. Những sinh viên vào “nhầm” trường, ngồi “nhầm” lớp này liệu có hứng thú, đam mê học tập trong suốt những năm học Đại học?

H. Anh

Năng lượng Mới