Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Phú Yên
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Phú Yên |
Phú Yên là nơi "Đất phú Trời yên", tên gọi Phú Yên thể hiện khát vọng "bình yên và phú quý", nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền của nước ta, có vị trí địa lý quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực Duyên hải Nam Trung bộ với các tuyến giao thông khá đồng bộ từ đường sắt, đường bộ, hàng không, đường sông, đường biển; có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển.
Trong năm 2022, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức và đại dịch COVID-19 còn tác động đến tiến độ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Yên đã rất cố gắng, nỗ lực phấn đấu, chủ động khắc phục khó khăn và đạt nhiều kết quả tích cực trên các mặt công tác, cụ thể: 13/17 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra; tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) là 7,46%.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và thành quả về kinh tế - xã hội mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Phú Yên đã đạt được trong năm 2022.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới, như: chưa tạo được đột phá để phát triển; quy mô kinh tế còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng còn chậm so với bình quân của cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; chưa thu hút được các dự án quy mô lớn tạo đột phá cho phát triển; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm;...
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao phương châm phát triển "1 mũi nhọn, 2 hành lang, 3 trụ cột, 4 nền tảng, 5 nhiệm vụ trọng tâm". Phú Yên cần huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2023 tốt hơn năm 2022, khắc phục khó khăn, thách thức, giải quyết được mâu thuẫn giữa tiềm năng, lợi thế với cơ chế, chính sách và nguồn lực còn hạn hẹp, bất cập trong kết nối liên thông hạ tầng.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ý, tỉnh Phú Yên phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển của mình, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, không trông chờ, ỷ lại; phối hợp với các bộ, các ngành để tìm ra cơ chế, chính sách, con đường đi tốt nhất, phải chủ động linh hoạt sáng tạo.
Tiếp tục coi trọng, tập trung, đẩy mạnh công tác quy hoạch; quy hoạch phải đi trước một bước, có tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn, chiến lược, còn việc thực hiện, đầu tư có thể phân kỳ; quy hoạch phải chỉ ra và phát huy tiềm năng, thế mạnh, khắc phục hạn chế, bất cập; trong quy hoạch phải dành những vị trí thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh tạo của cải vật chất, việc làm; nghiên cứu nguồn lực để thực hiện quy hoạch theo phương châm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá.
Là địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch, cảnh quan thiên nhiên, phải hết sức chú trọng phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với nâng cao năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ, công chức, phân bổ nguồn lực phù hợp, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
Về nhiệm vụ, giải pháp, tỉnh Phú Yên đẩy mạnh triển khai 3 đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực và hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa; tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực kinh tế, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mạnh mẽ; tăng cường liên kết vùng để mở rộng, tối ưu hóa nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh; chú trọng xây dựng thương hiệu Phú Yên, nhất là thương hiệu du lịch Phú Yên. Phấn đấu xây dựng thành phố Tuy Hòa là thành phố sạch đẹp nhất cả nước.
Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tái cơ cấu ngành, lĩnh vực kinh tế, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mạnh mẽ. Tăng cường liên kết vùng để mở rộng, tối ưu hóa nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh; chú trọng xây dựng thương hiệu Phú Yên.
Đổi mới tư duy, cách làm, hướng tới sự bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung hoàn thành hạ tầng cho phát triển công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp, khu kinh tế Nam Phú Yên…, thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành có lợi thế.
Phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, giá trị gia tăng cao; nâng cao hiệu quả đánh bắt, nuôi trồng gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp.
Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển KTXH và các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Huy động mọi nguồn lực cho phát triển hạ tầng chiến lược, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có sức lan tỏa lớn, nhất là hạ tầng giao thông. Phát triển đô thị đồng bộ, hiện đại, làm động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KTXH. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, nhất là dự án cao tốc Bắc - Nam.
Tỉnh Phú Yên tập trung đầu tư phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH. Triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tập trung phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân không chỉ theo hình thức mua mà còn cả các hình thức thuê, thuê mua, đảm bảo gắn với nhu cầu thị trường bất động sản nhà ở, phù hợp với chương trình, kế hoạch nhà ở trong từng giai đoạn của tỉnh.
Cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; chú trọng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an ninh, trật tự biên giới biển, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu trong thực hiện nhiệm vụ. Đẩy mạnh truyền thông chính sách là nhiệm vụ hết sức quan trọng để tạo sự đồng thuận, người dân hiểu rõ, đồng tình, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Với định hướng, chiến lược phát triển đúng đắn, cùng với sự tâm huyết, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân toàn tỉnh, thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng Phú Yên sẽ mạnh mẽ vươn lên, phát triển nhanh, bền vững, đạt được mục tiêu đã đề ra đến năm 2050 "Phú Yên trở thành nơi đáng sống cho người dân, đáng ghé thăm cho du khách với nền kinh tế phát triển, con người thân thiện và môi trường sống xanh, sạch, hiện đại".
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 06/VPCP-TB ngày 11/1/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng. |
P.V
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị