Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Iraq: Xuất khẩu dầu đạt mức cao nhất kể từ năm 1972

16:47 | 03/04/2022

759 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Iraq, quốc gia có vàng đen là nguồn thu nhập chính, đã phá kỷ lục của nửa thế kỷ qua vào tháng 3 khi xuất khẩu dầu đạt 11,07 tỷ USD, trong bối cảnh giá cả tăng cao, đặc biệt là do cuộc chiến ở Ukraine.
Iraq: Xuất khẩu dầu đạt mức cao nhất kể từ năm 1972

Nước xuất khẩu thứ hai của OPEC, Iraq đã xuất khẩu “100.563.999 thùng với doanh số lên tới 11,07 tỷ USD (10,02 tỷ euro), mức thu nhập cao nhất kể từ năm 1972”, Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết trong một tuyên bố, nói thêm rằng nước này khai thác trung bình 3,244 triệu dầu thô một ngày trong tháng Ba.

Đây là dữ liệu sơ bộ, "nhưng số liệu cuối cùng thường không thay đổi hoặc thay đổi ít", một quan chức Bộ Dầu mỏ Iraq nói với AFP.

Vào tháng 2/2022, doanh thu từ dầu mỏ của Iraq đã đạt mức cao nhất trong 8 năm trở lại đây, đạt 8,5 tỷ USD (7,7 tỷ euro) với lượng xuất khẩu hàng ngày là 3,3 triệu thùng dầu. Iraq có trữ lượng hydrocacbon khổng lồ và 90% GDP từ việc bán dầu.

Trong bối cảnh cuộc chiến của Nga ở Ukraine, giá năng lượng có xu hướng tăng cao, trong khi các nước sản xuất dầu lại hạn chế nguồn cung. Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai trên thế giới, sau Ả Rập Xê-út.

Hôm thứ Năm tuần này, 13 thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), do Riyadh dẫn đầu và 10 đồng minh trong OPEC+, đã đồng ý "điều chỉnh tăng tổng sản lượng hàng tháng lên 432.000 thùng/ngày trong tháng 5" phớt lờ những lời kêu gọi tăng mạnh hơn nữa nhằm giảm bớt áp lực giá cả do chiến tranh ở Ukraine gây ra.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đồng thời ra lệnh xả một triệu thùng/ngày từ nguồn dự trữ dầu chiến lược trong 6 tháng, một sáng kiến ​​"chưa từng có" trong lịch sử nước Mỹ nhằm cố gắng ngăn chặn tình trạng giá nhiên liệu tăng mạnh.

Vào thứ Sáu, giá mỗi thùng dầu là khoảng 100 USD.

Giá dầu và doanh thu từ dầu mỏ là những dữ liệu quan trọng đối với Chính phủ Iraq trong việc chuẩn bị ngân sách, tại một quốc gia có 41 triệu dân đang gặp khó khăn về kinh tế và vẫn đang chờ đợi các dự án cơ sở hạ tầng lớn sau nhiều thập kỷ chiến tranh.

Iraq cũng đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Nước này nhập khẩu gần một phần ba lượng tiêu thụ khí đốt và điện từ Iran.

Đối với Yesar Al-Maleki, nhà phân tích tại Cơ quan Khảo sát Kinh tế Trung Đông (MEES), "nguồn thu từ dầu mỏ nhìn chung có tác động tích cực đối với Iraq, nhưng nó cũng là một con dao hai lưỡi".

Ông đánh giá: “Nó có thể giảm thiểu những nỗ lực của chính phủ nhằm thực hiện các cải cách kinh tế cần thiết để đa dạng hóa các nguồn thu nhập ngoài dầu mỏ”.

Ngoài ra, một số lượng lớn người dân Iraq tỏ ra khá bức xúc khi khoản thu nhập này không mang lại lợi ích hàng ngày cho họ, ở một quốc gia có gần 30% cư dân sống dưới mức nghèo khổ, theo LHQ.

Người Kurdistan bác bỏ phán quyết giao nộp dầu cho BaghdadNgười Kurdistan bác bỏ phán quyết giao nộp dầu cho Baghdad
Tòa án tối cao Iraq yêu cầu Kurdistan không được độc lập bán dầuTòa án tối cao Iraq yêu cầu Kurdistan không được độc lập bán dầu
Bộ Dầu mỏ Iraq phủ nhận có tranh chấp với TotalEnergiesBộ Dầu mỏ Iraq phủ nhận có tranh chấp với TotalEnergies

Nh.Thạch

AFP