Iran trúng thầu dự án năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới
Một phần của phức hợp ITER đang được xây dựng |
ITER được xây dựng bởi Liên minh châu Âu, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Đây là nỗ lực quy mô lớn đầu tiên sử dụng phản ứng nhiệt hạch, xảy ra tương tự như trên Mặt trời, để tạo ra năng lượng. Nếu thành công, dự án này sẽ cung cấp cho nhân loại một nguồn năng lượng gần như vô tận. Lò phản ứng dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2025.
"Các quan chức Iran đã đi đến một thỏa thuận chung với Pháp về vấn đề hợp tác trong các dự án quốc tế về phản ứng hạt nhân, đặc biệt là trong ITER" - đại diện Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI), ông Behrouz Kamalvandi tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Pháp và đại diện của dự án ITER chưa bình luận về lời tuyên bố này.
Thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran đã được ký kết ngày 14/7/2015 tại Vienna. Ngày 20/7, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua Nghị quyết 2231 hỗ trợ Kế hoạch hành động toàn diện (SVPD) của Iran. Ngày 16/1/2016, Iran đã thoát khỏi hầu hết các biện pháp trừng phạt. Cũng trong ngày hôm đó, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã đệ trình lên LHQ một báo cáo khẳng định sự sẵn sàng của chính quyền Iran trong việc thực hiện một chương trình giải trừ đáng kể khả năng hạt nhân của mình.
ITER là một siêu dự án bao gồm nghiên cứu, kỹ thuật và công nghệ về tổng hợp hạt nhân, hiện tại đang được xây dựng và là dự án thí nghiệm lớn nhất thế giới về phản ứng tổng hợp hạt nhân sử dụng kỹ thuật lò tokamak. Địa điểm xây dựng nằm ở Cadarache, miền nam nước Pháp. Dự án ITER có mục tiêu đưa những kết quả nghiên cứu và thí nghiệm về vật lý plasma vào sản xuất điện năng trên quy mô lớn từ các nhà máy điện tổng hợp hạt nhân. Riêng Lò phản ứng tổng hợp ITER có công suất thiết kế tạo ra 500MW điện.
Dự án có sự tham gia đóng góp vốn của bảy bên — Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Mỹ. EU, nơi đặt tổ hợp ITER, đóng góp 45% tổng mức đầu tư của dự án, và sáu bên còn lại mỗi bên đóng góp xấp xỉ 9%.
Nếu đạt được thỏa thuận với Pháp. Iran sẽ là thành viên thứ 8 của dự án này.
Thiện Tâm
Theo TASS
-
Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
-
Quảng Ngãi: Lên phương án ứng cứu tàu chở hàng mắc cạn gần cảng Dung Quất
-
Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin
-
[VIDEO] Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn năng lượng lớn của Nga