Iran nâng cao năng lực tự cung tự cấp xăng dầu
Điều này đã được phó giám đốc kỹ thuật và phát triển nhà của máy lọc dầu Isfahan, N. Kheiry công bố vào ngày 13/11. Ông cũng cho biết, 70% thiết bị tối ưu hóa cho nhà máy được sản xuất trong nước.
Việc cài đặt mất 36 tháng, với chi phí 32 triệu euro và 3,12 tỷ rial đầu tư.
Ông nói thêm rằng các đơn vị chưng cất và khí hóa lỏng (LPG) của dây chuyền số 3 đang dần được đưa vào hoạt động và sau 3 tháng sẽ đạt mức hoạt động tối đa.
Như vậy, dây chuyền này sẽ bổ sung thêm 15 nghìn lít/ngày vào công suất sản xuất của nhà máy.
Ông Kheiri cũng cho biết, trước khi ra mắt dây chuyền sản xuất này, nhà máy lọc dầu Isfahan đã làm việc với 2 đơn vị chưng cất, với tổng công suất 145 nghìn thùng và xử lý 370 nghìn thùng dầu mỗi ngày.
Chương trình hiện đại hóa nhà máy lọc dầu Isfahan đã được bắt đầu thực hiện từ năm 2010 cùng với một số nhà máy lọc dầu khác với mục tiêu tăng cường năng lực tự cung tự cấp xăng dầu của Iran lên tới 70%.
Nhà máy lọc dầu Isfahan của Iran |
Hiện tại, giai đoạn thứ ba của nhà máy lọc dầu Gulf Star đang được triển khai, điều này sẽ cho phép Iran không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu xăng dầu của mình mà còn mở ra khả năng xuất khẩu.
Trong năm 2017, một đám cháy lớn xảy ra trong khu lưu trữ lưu huỳnh của nhà máy lọc dầu Isfahan, khiến khoảng 100 công nhân bị thương và sự cố này cũng có làm trì hoãn phần nào tiến độ chương trình hiện đại hóa.
Mỹ buộc Iraq cắt giảm mua dầu của Iran |
Mỹ ra "đòn chí mạng" vào năng lượng Iran |
Vì sao Mỹ cho phép 8 nước tiếp tục mua dầu của Iran? |
Bá Thủy
RT
-
Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
-
Thủ tướng: Tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường, tình hình cụ thể, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành