Iran lên án ý tưởng thành lập phái bộ hải quân ở vùng Vịnh
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng một phái bộ hải quân nước ngoài ở vùng Vịnh sẽ làm tình hình tồi tệ hơn |
Đầu tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt kêu gọi thành lập một "phái bộ bảo vệ hàng hải do châu Âu lãnh đạo" ở vùng Vịnh sau khi Iran bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero của Anh ở eo biển Hormuz.
Ngày 28/7, phát ngôn viên chính phủ Iran Ali Rabiei nói với hãng thông tấn ISNA: "Chúng tôi đã nghe nói rằng họ có ý định gửi một hạm đội châu Âu đến Vịnh Ba Tư". Ông Rabiei cho biết đây là một "thông điệp thù địch" và một hành động "khiêu khích" có thể làm căng thẳng thêm tình hình.
Ông Rabiei nhắc lại lập trường của Iran rằng an ninh ở vùng Vịnh phải do các quốc gia thuộc khu vực giàu dầu mỏ này đảm nhiệm.
"Chúng tôi là người bảo vệ lớn nhất cho an ninh hàng hải ở Vịnh Ba Tư", ông Rabiei nói.
Về phần mình, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng một phái bộ hải quân nước ngoài ở vùng Vịnh sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.
"Sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài sẽ không giúp (đảm bảo) an ninh của khu vực và sẽ là nguồn gây căng thẳng chính", ông Rouhani nói, sau cuộc gặp tại Tehran với Bộ trưởng Ngoại giao Oman Yusuf Bin Alawi Bin Abdullah ngày 28/7.
"Iran sẽ kiên quyết phản đối bất kỳ hoạt động bất hợp pháp và bất kỳ hành động đáng trách nào đe dọa an ninh hàng hải ở Vịnh Ba Tư, eo biển Hormuz và biển Oman”, ông Rouhani cho biết.
"Bất kỳ sai lầm hoặc quyết định được tính toán thiếu cẩn trọng có thể cản trở việc đi lại trong vùng biển quốc tế và gây hại cho tất cả mọi người", Ngoại trưởng Oman Yusuf Bin Alawi Bin Abdullah nói trên truyền hình nhà nước.
Quan chức Oman này nói rằng đất nước ông không phải là trung gian hòa giải trong trường hợp này, nhưng "quan tâm" đến an ninh ở eo biển, ông đã "liên lạc với tất cả các bên".
"Mọi người đều bày tỏ mong muốn vượt qua khủng hoảng và giữ gìn sự ổn định", ông Bin Abdullah nói thêm.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày 26/7, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết Paris, London và Berlin đã lên kế hoạch "phối hợp" tàu chiến và thương mại của họ ở vùng Vịnh để tăng cường an ninh hàng hải, nhưng không có triển khai thêm phương tiện quân sự. "Chúng tôi không muốn làm gia tăng căng thẳng", bà Parly nói.
Đầu tuần trước, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố đã ra lệnh cho Hải quân Hoàng gia hộ tống các tàu dân sự mang cờ Anh vào eo biển Hormuz.
Iran bắt giữ tàu Stena Impero của Anh vào ngày 19/7 sau khi tàu chở dầu Grace 1 của Iran bị chính quyền Anh bắt giữ ngoài khơi Gibraltar.
Căng thẳng đã gia tăng ở vùng Vịnh kể từ khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5/2018, sau đó khôi phục các lệnh trừng phạt nặng nề đối với Iran.
Ngoại trưởng Mỹ muốn thăm Tehran, Iran nói không! |
Tàu chiến thứ hai của Anh tới vùng biển sát Iran |
Bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, Brazil tiếp dầu cho tàu của Iran |
Nh.Thạch
AFP
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp