Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hướng phát triển bền vững cho công nghiệp khai khoáng

09:51 | 06/11/2013

2,597 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ở Việt Nam, ngành khai khoáng là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng GDP lớn và cũng là một trong những ngành công nghiệp gây nhiều tác động nhất đến môi trường và xã hội. Như vậy, phải xác định phát triển theo hướng “kinh tế xanh” sẽ là hướng đi đúng đắn, bền vững mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản lựa chọn.

Nỗi lo nhìn từ môi trường

Về lý thuyết, khai thác khoáng sản góp phần làm tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng. Những yếu tố này chính là động lực cho xóa đói, giảm nghèo. Nhưng, qua rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đều chỉ ra rằng: Hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay bên cạnh những tác động tích cực còn có rất nhiều tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia Viện Tư vấn phát triển (CODE), tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có thống kê được toàn bộ đất đá thải từ khoảng 1.000 mỏ và điểm mỏ đang khai thác, chế biến trên phạm vi cả nước. Trong số đó có các cơ sở chế biến có quy mô mức độ công nghiệp như than Quảng Ninh, sắt Trại Cau (Thái Nguyên), đồng Sin Quyển (Lào Cai), đá trắng Lục Yên, Yên Bình (Yên Bái)… đất đá thải không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà đặc biệt nó còn đang làm biến dạng địa hình, địa chất các nơi này.

Quảng Ninh quyết tâm đổi mới tăng trưởng kinh tế xanh bền vững

Tương tự như vậy, các hoạt động khai thác kim loại cũng hủy hoại môi trường do bồi tụ đất đá, phát sinh bụi, nước thải với khối lượng lớn, gây ô nhiễm không khí và nước. Bụi từ quá trình tuyển tinh quặng inlmenit, rutil và zircon từ cát khiến cho nhiều công nhân làm việc ở các nhà máy tuyển này bị mắc bệnh đường hô hấp, chưa kể nguy cơ về tia phóng xạ. Các chất rắn lơ lửng không những làm ô nhiễm chất lượng nước mặt tại khu vực mỏ mà còn chứa nhiều kim loại nặng, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, gây ảnh hưởng các vùng lân cận và hạ nguồn các con sông.

Khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi, đá xây dựng, các loại sét, cát sỏi, fenspat, aptit... cũng gây những tác động xấu đến môi trường, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, gây tiếng ồn. Phần lớn các mỏ đá xây dựng hiện nay thường được khai thác bằng nổ mìn và thủ công, quy trình lạc hậu, không có hệ thống thu bụi, làm cho hàm lượng bụi ở nơi làm việc lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Về vấn đề việc làm, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản chưa làm được như lý thuyết đề ra, thậm chí còn có tác động ngược lại. Các mỏ khoáng sản hiện nay thường năm ở vùng sâu, vùng xa nơi người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp. Hoạt động khai khoáng sử dụng chủ yếu tài nguyên đất, rừng, nước mà cuộc sống người dân lao động lại trực tiếp phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên đó. Mặt khác, công nghiệp khai thác khoáng sản không có tính ổn định và bền vững. Hoạt động này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài nguyên không tái tạo, có nghĩa là, hoạt động này sẽ chấm dứt và công nhân sẽ mất việc làm khi mỏ cạn kiệt. Đó là còn chưa kể đến, sự hạn chế về trình độ và kỹ năng lao động, người nghèo sẽ ít có cơ hội hưởng lợi từ hoạt động này.

Thêm nữa, công nghệ khai thác khoáng sản chủ yếu ở nước ta vẫn là lộ thiên. Đặc thù của công nghệ lộ thiên là có mức độ xâm hại đến môi trường rất lớn, đặc biệt là môi trường đất. Còn đối với những khu vực khai thác titan sa khoáng ở các tỉnh miền Trung, cường độ phóng xạ đo luôn vượt mức cho phép đang là mối lo ngại đe dọa sức khỏe cho người dân nơi đây. Theo khảo sát về khai thác và sử dụng titan ở ven biển các tỉnh miền Trung cho thấy, nếu không khai thác thì cường độ phóng xạ vùng bãi cát, cồn cát chứa quặng ở mức cho phép. Tuy nhiên, khi khai thác và tuyển quặng thì cường độ tăng lên rõ rệt, có khả năng vượt ngưỡng an toàn. Hơn nữa, vấn đề đáng nguy hại là không an toàn phóng xạ có khả năng phát tán phóng lớn gây nguy hại cho sức khỏe người lao động và dân cư lân cận.

Thúc đẩy kinh tế xanh trong khai khoáng

Với bản chất Kinh tế xanh là một công cụ để hướng tới phát triển bền vững và do vậy, về mặt vĩ mô cần sớm có các chính sách nhằm thúc đẩy việc thực thi phát triển Kinh tế xanh trong hoạt động khoáng sản. Các chuyên gia về khoáng sản đã đưa ra gợi ý một số chính sách như: Chính sách về giá, thực hiện giá sản phẩm khoáng sản theo cơ chế thị trường nhằm các mục tiêu như buộc doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí, sản lượng và chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả; Khắc phục các tiêu cực do chênh lệch giá trong nước và giá xuất khẩu gây ra, nhất là việc xuất khẩu lậu; Khuyến khích quá trình khai thác, chế biến khoáng sản nâng cao hệ số thu hồi tài nguyên; Buộc khâu tiêu dùng sản phẩm khoáng sản phải sử dụng tiết kiệm.

Thứ hai, Chính sách về phí, thuế, để tránh tình trạng tổn thất tài nguyên và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; thuế tài nguyên cần chuyển từ cách tính theo sản lượng khai thác sang tính theo trữ lượng khoáng sản được phê duyệt, tùy thuộc vào loại hình khoáng sản. Miễn giảm thuế đối với phần trữ lượng khai thác tăng thêm tùy theo từng trường hợp, để các doanh nghiệp tăng cường công tác tận thu và tiết kiệm khoáng sản.

Chính phủ cần ban hành quy chế xây dựng các trung tâm dự trữ khoáng sản đối với các loại khoáng sản chưa có điều kiện chế biến sâu. Các trung tâm này nên đặt ở các địa phương có nguồn tài nguyên lớn về khoáng sản. Nhiệm vụ của các trung tâm là tổ chức thu mua tinh quặng thô để dự trữ cho chế biến sâu và kêu gọi đầu tư để sớm tiếp nhận công nghệ và hình thành các nhà máy chế biến sản phẩm sâu.

Nguyễn  Kiên