Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao và đổi mới công nghệ
Toàn cảnh hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ KH&CN nhấn mạnh, doanh nghiệp được xác định là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, là cầu nối quan trọng trong việc chuyển hóa các thành tựu khoa học công nghệ vào cuộc sống. Việc hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao đổi mới công nghệ là nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng ngành KH&CN mà còn là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp. Việc này rất cần sự chủ động tham gia, tích cực và sự đồng hành xuyên suốt của tất cả các bộ, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học…
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, hiện nay, Bộ KH&CN đang khẩn trương triển khai các công việc để tái cơ cấu các chương trình KH&CN cấp quốc gia cho giai đoạn 5 năm và 10 năm tới. Một nhiệm vụ đặc biệt được Bộ KH&CN hết sức quan tâm là làm thế nào để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường sự công khai, minh bạch trong việc quản lý các chương trình; đồng thời nỗ lực để huy động tối đa các nhà khoa học, các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp trong toàn quốc tham gia các chương trình khoa học công nghệ phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham dự đã tập trung thảo luận, trao đổi, chia sẻ về việc làm rõ cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ; nắm bắt nhu cầu chuyển giao đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng của các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài nước; giới thiệu một số sáng chế, kết quả nghiên cứu, sản phẩm công nghệ có khả năng của các nhà khoa học, trường đại học, tổ chức nghiên cứu tới công đồng, doanh nghiệp; kết nối, khơi mở tiềm năng hợp tác với mạng lưới đổi mới sáng tạo của người Việt Nam ở nước ngoài… Cùng với đó là trao đổi về thực trạng kết nối công nghệ giữa khu vực nghiên cứu và khu vực sản xuất; nhu cầu hợp tác, nhận chuyển giao phục vụ ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; kinh nghiệm thành công trong đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp.
Các đại biểu tham gia hôi thảo qua hình thức trực tuyến |
Hội thảo cũng làm rõ những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong triển khai các cơ chế, chính sách. Đồng thời đề xuất mô hình hợp tác giữa các nhà khoa học, các tổ chức trong nước, quốc tế và doanh nghiệp. Song song đó là tìm kiếm các giải pháp phát triển mạng lưới đơn vị trung gian về tư vấn tìm kiếm, chuyển giao công nghệ, tiếp nhận và làm chủ công nghệ.
Các đại biểu cũng đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị để khoa học là trụ cột cho phát triển. Các nhà khoa học, doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, phát triển đổi mới công nghệ, tăng cường nhập khẩu các công nghệ; đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Một trong những giải pháp quan trọng là tập trung đầu tư các phòng thí nghiệm và khoa học mạnh tại các trường, viện nghiên cứu trọng điểm, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp làm chủ công nghệ mới thông qua hợp tác, nhập khẩu và đổi mới công nghệ.
Các đại biểu cũng cho rằng, Nhà nước cần sớm ban hành cơ chế chính sách về tài chính hỗ trợ triển khai chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Xây dựng đồng bộ cơ sở dữ liệu về chuyên gia, công nghệ trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tiếp cận công nghệ mới của doanh nghiệp. Cùng với bổ sung quy định ưu đãi đối với sản phẩm được tạo ra từ chuyển giao, đổi mới công nghệ, cần sớm hoàn thiện các quy định về quản lý để doanh nghiệp được tham gia các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cấp thiết của nền kinh tế.
Ông Nguyễn Bá Tòng chia sẻ tại hội thảo |
Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Tòng - Giám đốc Công ty Bách Tùng cho biết, công ty chuyên sản xuất các chi tiết kim loại dạng trục cỡ nhỏ trong ngành cơ khí chính xác theo đặt hàng trong và ngoài nước. Nhờ sự hỗ trợ một phần tài chính từ Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia đã giúp công ty nghiên cứu các thiết bị tự động hóa, thay thế nhân công, giúp giảm 1/3 thời gian sản xuất, giảm 50% nhân công vận hành, giảm chi phí nhân công 5 lần mỗi sản phẩm. Những đổi mới này giúp năng suất lao động tăng 5 lần so với công nghệ cũ.
Theo ông Nguyễn Bá Tòng, ngoài hỗ trợ kinh phí, Bộ KH&CN cũng hỗ trợ kết nối các viện trường, cử nhà khoa học tham gia nghiên cứu, trong trường hợp doanh nghiệp hạn chế về nguồn lực con người. Việc đổi mới công nghệ từ các hỗ trợ này giúp doanh nghiệp tự động hóa trong sản xuất, thay thế các máy móc lạc hậu, giảm người lao động. Điều này giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng số lượng hàng và thời gian giao hàng cho đối tác. Đặc biệt, sự đồng hành của cơ quan nhà nước đã giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ hơn, giảm một phần gánh nặng tài chính, giúp công ty tiến nhanh hơn.
Phú Văn
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
SEMICON VIETNAM 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam và quốc tế
-
190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
Rystad Energy: OPEC+ sẽ không khôi phục sản lượng dầu trong năm nay
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 1/11: Xung đột Israel - Iran tiếp tục tác động đến giá dầu
-
IMF thúc giục Trung Quốc cải tổ nền kinh tế
-
Giá vàng hôm nay (1/11): Thị trường thế giới quay đầu giảm
-
Sóc Trăng hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững