Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hậu mùa xuân Arập: Hỗn loạn, đói và chết chóc

11:00 | 03/03/2016

1,658 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Những ngày này cách đây 5 năm, "Mùa Xuân A rập" đang tràn qua vùng Bắc Phi từ Tuynidi tới Lybia, Ai Cập, Yêmen, Baranh, Marốc, Xyri… lật nhào nhiều chế độ độc tài cầm quyền mấy chục năm lập nên các chính quyền mới.

Nhưng nó không mang lại những mục tiêu ban đầu của phong trào mà để lại nỗi đau đớn, khổ sở, bất an, chiến tranh cho nhiều nước. Tai hại nhất là làm nảy sinh ra nhà nước Hồi giáo tự xưng  (IS) tàn bạo chiếm lĩnh cả một vùng rộng lớn thuộc phía bắc của hai nước Xyri và Iraq, gây đau thương chết chóc cho hàng triệu dân lành, phá hủy nhiều di tích văn hóa cổ kính của loài người, làm bùng phát cuộc di cư khổng lồ đầy đói khổ, chết chóc giữa biển sâu xuất phát từ các nước Bắc Phi và A rập vượt qua Địa Trung Hải tới châu Âu.

hau mua xuan arap hon loan doi va chet choc

Mở đầu “Mùa Xuân A rập” là cuộc “cách mạng hoa nhài” nổ ra ở Tuynidi vào giữa tháng 1/2011. Chính quyền độc tài và gia đình trị kéo dài gần 30 năm của Tổng thống Ben Ali đã bị lật đổ. Ben Ali đã cùng gia đình chạy tháo thân sang sống lưu vong ở A rập Xê út. Từ đó đến nay nước này trải qua những khó khăn tạm thời về sự tranh chấp đa đảng, các cuộc tấn công khủng bố và bất ổn về chính trị. Năm 2014 phe ôn hòa lên nắm quyền, ban hành hiến pháp mới đưa tình hình chính trị Tuynidi vào thế ổn định. Nền kinh tế đang dần dần phục hồi.

Tại Ma rốc, đứng trước đòi hỏi của dân chúng, hoàng gia nước này đã thực hiện hoàn toàn chế độ quân chủ lập hiến, loại bỏ những tên tham quan ô lại, chuyển đổi mô hình tương đối ổn định và có những kết quả nhất định.

Tại Ai Cập, các cuộc biểu tình tuần hành của hàng triệu dân nghèo và phe đối lập đã diễn ra tại quảng trường Ta-ria và những thành phố khác đòi lật đổ chế độ độc tài, tham nhũng của tổng thống H.Mubarac. Sau hơn một tuần biểu tình quyết liệt, ông H. Mubarac đã phải từ chức giao chính quyền cho cuộc cách mạng đường phố. H.Mubarac nguyên là một anh hùng không quân trong các cuộc chiến tranh với Isreal hồi thập kỷ 60-70. Sau được bầu làm phó tổng thống thời A.Sadat cầm quyền.

Cuối năm 1981 ông A.Sadat bị ám sát, H.Mubarac lên thay làm tổng thống suốt 30 năm. Người ta nói  H.Mubarac đã tham nhũng khoảng 70 tỷ USD trong những năm cầm quyền. Trước lúc bị lật đổ H.Mubarac đang toan tính đưa con trai lên làm tổng thống. Nhưng cuộc nổi dậy của nhân dân Ai Cập đã đưa cả gia đình H.Mubarac vào trại giam suốt đời.

Thời kỳ hậu H.Mubarac, Ai Cập sa vào cuộc đấu đá chính trị triền miên trên đường phố trong phạm vi cả nước. Sau nhiều lần sửa đổi hiến pháp, đảng Tự do-Công lý của tổ chức Anh em Hồi giáo lên nắm quyền trong cuộc bầu cử năm 2012. Nhưng đảng này không giữ được chính quyền do nhiều sai sót nên một năm sau bị quần chúng và quân đội lật đổ.

Tiếp đó lại là các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra ở khắp nơi làm dậy sóng sông Nile vốn xanh trong và hiền hòa, làm 6.000 người chết và hàng vạn người bị thương. Tổ chức anh em Hồi giáo bị cấm hoạt động nhiều người lãnh đạo của tổ chức này bị xử tù và xử tử. Giữa năm 2014 cuộc bầu cử mới được tiến hành và bộ trưởng quốc phòng Abdel F.A.Sisi được bầu làm tổng thống. Mặc dù vậy tình hình kinh tế -xã hội của nước này vẫn chưa được ổn định.

Ở Lybia cuộc nổi dậy của quần chúng nghèo khổ và phe đối lập chống chế độ gia đình trị của Gaddafi phát triển nhanh với sự hỗ trợ của Mỹ-Anh-Pháp vốn là những nước không ưa gì Gaddafi, đã nhanh chóng lật đổ chính quyền Gaddafi. Phe nổi dậy giết Gaddafi để trừ hậu họa. Gia tộc nhà Gaddafi tan tác chạy trốn ra nước ngoài.

Chủ nghĩa li khai phát triển mạnh sau khi Gaddafi đổ, đất nước sa mạc giàu dầu mỏ có đặc trưng bộ tộc rõ rệt này bị chia năm xẻ bảy, các phe phái nổi lên, các tổ chức khủng bố hoành hành khắp nơi khiến nhiều nước A rập trong khu vực phải can thiệp để loại trừ cuộc nội chiến. Năm 2014 nước này có hai quốc hội cùng hai chính phủ song hành, sản phẩm chủ lực của nước này là xuất khẩu dầu mỏ bị giảm sút nặng nề, kinh tế-xã hội gặp khó khăn nghiêm trọng

Ở phía Tây nam bán đảo A rập, nước Yêmen của tổng thống Ali A.Saleh cũng bị làn gió của “mùa xuân A rập” thổi bay. Ali A. Saleh là nhà độc tài cũng đã cầm quyền hơn 30 năm ở Yêmen. Khi cơn lốc của quần chúng nổi dậy ông đã chọn cách chuyển giao quyền bính cho Hadi để ra đi một cách an toàn. Do quan hệ hai miền nam-bắc Yemen khác biệt và do có sự tranh chấp giữa các bộ lạc, cát cứ địa phương và mâu thuẫn về tôn giáo nên Yemen không có được một tình hình chính trị ổn định để phục hồi nền kinh tế nghèo nàn của mình. Phe nổi dậy Houthi đã đánh chiếm thủ đô Sana và nhiều vùng trong nước. Chính quyền Hadi phải chạy sang A rập Xê ut.

A rập Xê ut cùng một số nước đưa quân tới giúp Hadi từ đầu năm 2015 nhưng cho đến nay lực lượng Houthi vẫn chưa trở về căn cứ của họ. Chiến tranh chưa chấm dứt, có khả năng lan ra toàn bộ phía nam bán đảo A Rập.

“Mùa Xuân A Rập” tràn qua Địa Trung Hải biến Xy ri, một đất nước khá ổn định ở Trung đông tuy chính quyền có phần nào độc đoán và sau này là cảnh cha truyền con nối lấy đàn áp thay cho hiệp thương, rơi vào cảnh chiến tranh tàn bạo, đất nước chia năm xẻ bảy.Viết đến đây tôi hồi tưởng lại hơn 6 năm công tác ở Đa mát. Xy ri là một nước nhỏ dân số hồi đó gần 20 triệu dân,thành thị và nông thôn không còn phân biệt do nông thôn được đô thị hóa. Các thành phố lớn như Đa mát, Hôm, Aleppô…. nho nhỏ, xinh đẹp và nhiều cây xanh,đa số các thành phố của Xyri vừa nằm ở vùng thấp lại vừa tràn lên lưng đồi núi vào mùa hè thì mát mẻ vào mùa đông có tuyết rơi nhè nhẹ.

Tôi nhớ hôm dự hội nghị nhà văn Á-Phi cùng anh Nguyễn Đình Thi từ trong nước sang,hai anh em đi thăm khu chợ lớn Ômayát, anh Thi nhận xét: "Đất nước này khá yên bình, giàu có. Cứ nhìn cả một con phố dài với hàng nghìn cửa hàng vàng bạc, hàng nghìn cửa hàng vải chồng chất vải lên tới tận trần nhà thì rõ. Khi đến thăm thành phố cổ Anmâyra anh Thi thăm những hàng cột đá mấy nghìn năm tuổi cùng nhà bảo tàng cổ với những hiện vật có từ thời hồng hoang “Ấy vậy mà ngày nay Xy ri dường như  tập hợp đủ mọi mâu thuẫn Trung Đông truyền thống vào cuộc chiến tranh mượn tay kẻ khác để cho IS chiếm tới hơn 40% lãnh thổ, để từ đây tiến hành biết bao tội ác chống loài người, các cuộc chặt đầu các con tin, các cuộc khủng bố dã man đẩy hơn chục triệu người phải đi di cư ra các nước xung quanh và vượt Đại Trung Hải sang tận châu Âu tìm một nơi yên lành để nương náu với biết bao nhiêu vụ đắm thuyền, đắm tàu ở Địa Trung Hải chôn vùi dưới lòng biển sâu hàng nghìn mạng người. 

Sau 5 năm chiến tranh, gần nửa triệu người Xy ri bị chết và cả triệu người bị thương. Các thành phố, thị trấn xưa xinh đẹp là thế nay trở thành những đống đổ nát, điêu tàn đến cả đàn chim trời cũng không dám đậu xuống vì bom đạn lúc nào cũng đổ xuống đầu người dân vô tội. Kinh tế -xã hội thụt lùi tới nửa thế kỷ so với các nước xung quanh, thành phố cổ Pan mây ra có tuổi đời mấy nghìn năm với biết bao di tích, di sản văn hóa nay đã bị hủy hoại hoàn toàn, trở thành nỗi nhục nhã to lớn đối với nền văn minh của nhân loại..

Cuối năm 2014, Mỹ đã cùng nhiều nước lập liên minh chống IS đồng thời cũng chống luôn chính phủ B.Assad. Hàng nghìn cuộc không kích đánh vào lực luợng IS và giúp phe đối lập chống chính phủ Xy ri. Tuy nhiên kết quả các cuộc không kích đó chưa làm cho IS chùn bước. Mùa thu năm 2015 Nga đã đưa máy bay và tàu chiến dến giúp Xyri  mở hàng nghìn cuộc không kích vào hang ổ của IS làm cho chúng thiệt hại lớn phải bỏ chạy khỏi nhiều vùng, quân của chính quyền hợp pháp Xy ri đã giải phóng thêm được nhiều khu vực trọng yếu, giành lại nhiều lãnh thổ.

Mới đây, Nga và Mỹ đã thống nhất với nhau trong thỏa thuận ngừng bắn ở Xy ri giữa phe đối lập và chính phủ B.Assad. Thỏa thuận đã có hiệu lực từ hôm 17/2 tuy cũng còn một số vụ vi phạm. Phe đối lập và chính phủ Xy ri sẽ có cuộc gặp mặt để giải quyết những bất đồng đang tồn tại giữa hai bên.Nga và Mỹ cũng thống nhất không dừng các cuộc tiến công IS và các nhóm khủng bố khác.

Việc làm quyết liệt với quy mô lớn, cường độ cao ở Xy ri của Nga từ cuối năm ngoái tới nay đã phá vỡ cục diện chiến tranh chống khủng bố ở Trung Đông do Mỹ đứng đầu,đã làm thay đổi tình cảnh khó khăn của chính phủ B.Assad. Đây là hoạt động quân sự lớn nhất của Nga ở bên ngoài lãnh thổ của mình kể  từ sau cuộc chiến ở Apganistan kết thúc. Nó nâng cao địa vị của Nga ở Trung Đông làm thây đổi hẳn tình hình chính trị ở Trung Đông.

Mùa Xuân A Rập đã tràn qua Bắc Phi và Trung Đông trong suốt 5 năm qua. Trên đường đi của nó ,nó đã cuốn phăng nhiều nhà độ tài,nhưng cũng chưa hình thành được những chính quyền dân chủ. Trái lai nó đã tạo ra nhiều cuộc chiến tranh kéo dài ở một số nước gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nước này về chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội chưa biết đến bao giờ mới bù đắp được.

Thời kỳ đầu "Mùa Xuân A Rập” đã tạo ra một kỳ vọng lớn đối với các tầng lớp nghèo khổ và trung lưu trong xã hội khu vực. Nhưng sau 5 năm, các nhân tố trong nước và nước ngoài đan xen gây nên tình hình phức tạp chưa từng có ở miền đất này.

Với sự tham gia của Nga, ảnh hưởng của IS đã bị thu hẹp lại, tình hình Trung Đông đang có nhiều hy vọng sẽ  được giải quyết một cách thỏa đáng. Sự hỗn loạn có thể sẽ  giảm dần và kết thúc, hòa bình sẽ có nhiều cơ hội trở lại với mảnh đất này để mọi người được an cư lạc nghiệp.

Nguyễn Kim