Hành trình kịch tính của một công nhân Việt Nam sang Trung Quốc làm việc chui
Công nhân tại một nhà máy Việt Nam, Ảnh: Cissy Zhou |
Sáu năm trước, khi những suy nghĩ về một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ là không tồn tại và với sự bùng nổ của ngành sản xuất của Trung Quốc, một công nhân Việt Nam 27 tuổi đã vượt biên sang nước láng giềng để tìm cách kiếm đủ tiền xây nhà cho người vợ mới khi trở về Việt Nam.
Mặc dù không nói được tiếng phổ thông, Mạnh đã lên xe “chui” ở Móng Cái, Quảng Ninh, đi đến Quảng Tây, một khu tự trị ở miền nam Trung Quốc cách khoảng 260km về phía Bắc.
Sau khi đến Quảng Tây, Mạnh đã gặp một băng đảng buôn lậu người trên khắp Trung Quốc và được đưa lên một chiếc xe “chui” khác trong 10 giờ, với hành trình hơn 600 km để đến Đông Quan, nhà máy sản xuất của Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông.
Giá tiền mà băng đảng nhận được khi “bán” Mạnh là 800 nhân dân tệ (tương đương 116 USD), và Mạnh đã định cư tại nhà máy sản xuất đồ lót nhỏ này trong ba năm tiếp theo.
Trong năm 2013, mức lương trung bình hàng tháng cho một công nhân trong ngành sản xuất tại Đông Quan là khoảng 3.000 nhân dân tệ (437 đô la Mỹ), theo công ty đào tạo nhân sự có trụ sở tại Đông Quan - Chtone. Tại Việt Nam, Mạnh chỉ có thể kiếm được bằng khoảng một phần ba số đó, dựa trên dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam.
“Tôi thích tiền, và tôi muốn kiếm được nhiều nhất có thể,” Mạnh nói. Hiện tại anh đang làm giám sát viên ca tại một nhà máy ở tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Cuộc sống ở Đông Quan không hề dễ dàng, nhưng Mạnh đã có thể kiếm được ít nhất 6.000 nhân dân tệ (873 đô la Mỹ) mỗi tháng, nhờ việc làm việc 12 giờ một ngày trong sáu ngày một tuần, anh kiếm được 1 nhân dân tệ cho mỗi chiếc áo ngực anh làm.
Nhưng giống như các công nhân Việt Nam khác trong nhà máy, Mạnh không được trả lương ngoài giờ cho những ngày cuối tuần làm việc hoặc ngày lễ.
Tại nơi làm việc bất hợp pháp này, các nhà sản xuất cũng không cần cung cấp bảo hiểm y tế hoặc trả lương hưu cho công nhân. Công nhân Việt Nam tại nhà máy của Mạnh, ai cũng phải làm việc không lương trong hai tháng đầu.
Mạnh, mới chỉ tốt nghiệp cấp 3, dần dần học nói tiếng phổ thông từ các công nhân xung quanh và thậm chí có thể gõ các ký tự Trung Quốc đơn giản. Họ thường ra ngoài sau giờ làm việc, đến các quầy bán đồ nướng ngoài đường và nhậu. Chẳng mấy chốc, Mạnh đã thành thạo tiếng Trung Quốc. “Món mà tôi nhớ nhất ở Trung Quốc là thịt nướng,” Mạnh nói.
Tuy nhiên, là một công nhân bất hợp pháp, Mạnh có nguy cơ bị cảnh sát bắt giữ, đặc biệt là vào ban ngày, và anh đã bị giam giữ nhiều lần vì không có giấy tờ tùy thân.
“Cảnh sát tịch thu tất cả mọi thứ bạn có, đặc biệt là tiền mặt. Chúng tôi đã nói với cảnh sát rằng chúng tôi ở đây để kiếm tiền và cảnh sát sẽ nói: Anh không thể làm việc ở đây”, Mạnh nói.
“Họ thường giam chúng tôi khoảng một tháng sau đó thả chúng tôi ra. Chúng tôi sẽ lẻn về nhà máy sau đó”, Mạnh nhớ lại. “Nếu bạn đưa tiền cho cảnh sát, họ sẽ đối xử với bạn tương đối tốt hơn”.
Trung Quốc không công bố dữ liệu chính thức về lao động nước ngoài bất hợp pháp, nhưng China Daily đưa tin rằng Đông Quan đã thống kê có khoảng 400 lao động bất hợp pháp nước ngoài vào năm 2013 và hơn 800 vào năm 2014.
Nhật báo Quảng Châu cho biết hơn 5.000 lao động nước ngoài bất hợp pháp ở tỉnh Quảng Đông năm 2014 đã bị điều tra. Chính quyền không tiết lộ có bao nhiêu công nhân bất hợp pháp đến từ Việt Nam, nhưng cho biết, hầu hết công nhân sinh vào những năm 1980-1990 và chủ yếu đến từ các quốc gia Đông Nam Á láng giềng.
Các chủ thầu phải đối mặt với mức phạt từ 10.000 nhân dân tệ (1.455 USD) và 100.000 nhân dân tệ khi tuyển dụng lao động nước ngoài bất hợp pháp, theo luật pháp Trung Quốc, mặc dù vậy, vẫn rất nhiều công ty tiếp tục làm việc này.
Không lâu sau, vợ Mạnh, bị cám dỗ bởi mức lương cao hơn và cũng đã lẻn vào Đông Quan qua cùng một con đường bất hợp pháp để bắt đầu làm việc tại nhà máy, nhưng sớm mang thai và trở về Việt Nam.
Và cuối năm 2015, Mạnh cũng trở về nhà. “Tôi đã già đi và đã đến lúc phải ở bên gia đình,” anh nói.
Trong vòng chưa đầy ba năm, hai vợ chồng đã tiết kiệm được khoảng 200 triệu đồng (8.500 đô la Mỹ) và cho phép họ mua một mảnh đất nhỏ.
Mạnh trở về Việt Nam trùng hợp với chi phí sản xuất tăng ở Trung Quốc, khiến nhiều nhà sản xuất tại Đại lục phải chuyển đến Việt Nam để tận dụng mức lương tương đối thấp và khoảng cách địa lý.
Nhu cầu về công nhân lành nghề và các nhà quản lý nói tiếng Trung Quốc đang tăng lên, và Mạnh đã tìm được một công việc dây chuyền sản xuất tại một nhà máy Trung Quốc ở Bắc Giang, và trong vòng chưa đầy ba năm đã được thăng chức làm giám sát viên ca.
Là giám sát viên, Mạnh hiện kiếm được khoảng 6.000 nhân dân tệ (873 đô la Mỹ) mỗi tháng, gấp ba lần lương của một công nhân dây chuyền sản xuất tại nhà máy. Thực tế anh đã có được mức thu nhập còn cao hơn khi anh làm việc (chui) bên Trung Quốc ở chính quê hương mình.
“Chúng tôi cần phải nỗ lực để biến giấc mơ thành hiện thực”, Mạnh nói, anh hiện có ba đứa con một, ba và năm tuổi.
Theo Dân trí
Quảng Bình: Tai nạn lao động, một công nhân tử vong tại mỏ titan |
Nổ lớn trong đêm ở Cam Ranh, 2 người chết, 8 người bị thương |
Phú Thọ: Bắt hai công nhân trộm cắp tài sản |
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường