Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hành động ít ai ngờ của ngư dân làm sạch trên biển, "ấm" trên bờ

20:32 | 27/07/2024

407 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trên những con tàu cập biển đầy ắp cá, tôm còn có những bao tải chứa đầy phế liệu. Ngư dân xứ Nghệ đang nỗ lực thay đổi chính mình để bảo vệ nguồn sinh kế lâu dài.

Thói quen nhỏ, mối họa lớn

Phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) có 96 tàu thuyền, trong đó có 41 tàu đánh bắt xa bờ. Hoạt động khai thác hải sản tạo việc làm cho hơn 600 lao động địa phương. Trước mỗi chuyến ra khơi, ngoài lưới, đá lạnh, thực phẩm cho thuyền viên, một lượng lớn bia, nước ngọt, mì ăn liền cũng được chủ tàu chuẩn bị.

"Trước đây, rác thải sinh hoạt, kể cả rác thải rắn, thuyền viên sử dụng trên tàu xong là xả luôn xuống biển. Mỗi vỏ lon bia, chai nhựa, nếu bán đồng nát chỉ 100-150 đồng nên anh em cũng lười gom lại mang về", ông Phùng Bá Thu, ngư dân phường Nghi Thủy tặc lưỡi.

Ông Phùng Bá Thu, ngư dân phường Nghi Thủy, được xem là người tiên phong thực hiện thu gom rác thải rắn trên biển (Ảnh: Hoàng Lam).
Ông Phùng Bá Thu, ngư dân phường Nghi Thủy, được xem là người tiên phong thực hiện thu gom rác thải rắn trên biển (Ảnh: Hoàng Lam).

Những túi bóng, vỏ lon, chai nhựa, thậm chí cả ngư lưới cụ nổi trôi trên mặt nước, theo sóng đánh dạt vào đất liền. Thói quen xấu ấy cứ tiếp diễn năm này qua năm khác. Dường như chẳng ai nghĩ điều nhỏ nhặt ấy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh trên biển của họ.

Sau những cơn bão hay áp thấp nhiệt đới, trên mặt biển xuất hiện những ve nước (luồng nước) ngập rác. Đủ các thứ rác, từ gỗ mục, cành cây đến những thứ khó phân hủy như chai lọ nhựa, túi ni lông. "Luồng rác" có khi dài cả chục cây số. Mặt biển ken dày rác. Rác quấn vào chân vịt, "chui" nặng lưới đánh cá, thậm chí xé toạc cả lưới.

Hành động ít ai ngờ của ngư dân làm sạch trên biển,
Mô hình "Thu gom rác thải rắn từ biển về bờ" thay đổi nhận thức, hành động của chính ngư dân trong việc bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi hải sản (Ảnh: Tiến Lợi).

Môi trường biển bị ô nhiễm không còn là câu chuyện ở trên ti vi. Vấn nạn đã tác động trực tiếp đến những người mưu sinh trên biển, trước mắt là làm hỏng ngư lưới cụ, thiết bị tàu, xa hơn nữa là nguy cơ giảm số lượng hải sản, suy giảm sự đa dạng về loài. Chưa kể, sau những đợt mưa lũ, rác bị sóng đánh dạt vào bờ, gây mất mỹ quan đô thị biển du lịch.

Rác biển trở thành nỗi e ngại của ngư dân, buộc những người mưu sinh trên biển phải nhìn lại chính mình, bởi trong núi rác tung hoành trên đại dương có phần không nhỏ từ hành động tưởng chừng vô hại của họ.

Trên biển là rác, vào bờ là tiền

Thay đổi phương thức đánh bắt, cải hoán phương tiện, thay đổi thói quen xả rác ra biển... đó là cách các ngư dân nơi đây nỗ lực cứu lấy nguồn sinh kế lâu dài của mình.

Năm 2017, ông Phùng Bá Thu vay vốn, đầu tư đóng cặp tàu 850 mã lực, chuyển sang đánh bắt hải sản tầng nổi. Năng suất đánh bắt ổn định, tăng dần theo từng năm, thu nhập của các thuyền viên ngày càng được cải thiện, bình quân 10 triệu đồng/tháng. Riêng trong năm 2023, 20 thuyền viên đội tàu của ông Thu đạt thu nhập 170 triệu đồng/người.

Mô hình thu gom rác thải tái chế đang lan tỏa trên các tàu cá của phường Nghi Thủy (Ảnh: Hoàng Lam).
Mô hình thu gom rác thải tái chế đang lan tỏa trên các tàu cá của phường Nghi Thủy (Ảnh: Hoàng Lam).

Ông chủ tàu với 30 năm kinh nghiệm bám biển đưa ra quy định đối với các thuyền viên: toàn bộ rác thải tái chế, khó phân hủy đều phải được gom lại, đưa vào bờ.

Sau những chuyến đi biển, khi hừng đông ló rạng cũng là lúc đội tàu của ông Thu cập bến. Chuyến đi biển thắng lợi, mang về khoang tàu đầy ắp cá và những bao tải phế liệu được phân loại, buộc gọn gàng.

"Phế liệu gom lại, được kha khá thì bán đồng nát. Trung bình mỗi ngày 1 thuyền viên dùng 1 lon bia, thì đội tàu 2 chiếc của tôi cũng có 20 vỏ lon, chưa kể hôm nào "kéo cờ" (trúng mẻ cá lớn), anh em liên hoan trên tàu thì còn nhiều hơn.

Đừng nghĩ giá trị của vỏ lon nhỏ mà bỏ qua, phế liệu gom lại, tích tiểu thành đại, mỗi lần bán cũng được vài trăm nghìn đồng", ông Thu tiết lộ.

Việc thu gom phế liệu được đội tàu ông Thu thực hiện từ 5 năm nay. Tiền bán phế liệu, ông Thu dùng hỗ trợ 2 thuyền viên khó khăn của mình, một phần tặng quà người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn vào dịp lễ, Tết hay mua áo ấm tặng trẻ em vùng cao.

Món quà nhỏ nhưng nặng nghĩa tình và quan trọng hơn là vị thuyền trưởng này đã làm thay đổi thói quen tái chế rác thải và cách ứng xử của thuyền viên đối với biển cả.

Từ mô hình gom rác của ông Thu và các bạn thuyền, đầu tháng 6 vừa qua, Hiệp hội nghề cá phường Nghi Thủy ra mắt mô hình "Thu gom rác thải rắn từ biển về bờ" và triển khai phong trào "phế liệu giữ lại, không thải ra biển, vào bờ đổi tiền, ủng hộ người nghèo".

Ông Nguyễn Tiến Lợi, Chủ tịch Hội nông dân phường Nghi Thủy cho biết, có 38 tàu cá trên địa bàn phường Nghi Thủy tham gia mô hình thu gom rác thải từ biển về bờ. Ngoài việc tập huấn, hướng dẫn các thuyền viên phân loại rác thải từ trên tàu, địa phương tặng thùng đựng rác thải cho các tàu để đảm bảo môi trường.

"Chúng tôi tính toán, với số lượng ngư dân hiện nay, nếu phế liệu tái chế được thu gom triệt để từ các tàu cá, mỗi năm sẽ gom được 35-37 triệu đồng.

Ngoài việc thay đổi thói quen của ngư dân, góp phần bảo vệ môi trường biển, nguồn thu từ phế liệu trên các tàu cá giúp chúng tôi có một nguồn kinh phí đáng kể để thực hiện tốt hơn nữa công tác an sinh, xã hội trên địa bàn. Địa phương đang xem xét, đánh giá để mở rộng mô hình này tới 96 tàu cá trên địa bàn", ông Lợi cho hay.

Không chỉ rác thải mà các ngư lưới cụ hỏng, cũ, không còn sử dụng, người dân cũng mang về bờ, thay vì vứt xuống biển như trước đây (Ảnh: Hoàng Lam).
Không chỉ rác thải mà các ngư lưới cụ hỏng, cũ, không còn sử dụng, người dân cũng mang về bờ, thay vì vứt xuống biển như trước đây (Ảnh: Hoàng Lam).

Tàu cập bến, anh Phùng Bá Cường, ngư dân phường Nghi Thủy trở về nhà nghỉ ngơi. Bước chân người ngư dân này khựng lại khi thấy mấy túi bóng, vỏ hộp mỳ tôm dập dềnh sát cầu cảng. Anh nhảy xuống chiếc thuyền gần đó, tìm chiếc vợt, vớt rác lên.

"Giờ thấy rác trên biển là tôi khó chịu. Không chỉ thu gom phế liệu trên tàu mà dây thừng, lưới rách chúng tôi cũng mang vào bờ, không vứt ra biển nữa", anh Cường chia sẻ.

Theo Dân trí