Hàng tạm nhập tái xuất chỉ được qua cửa khẩu quốc tế
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, giao: “Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản quy định việc ngừng cho phép hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu được tạm nhập vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua các điểm thông quan không phải là cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế”;
Và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, giao: “Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật công bố lộ trình áp dụng cửa khẩu tạm nhập, cửa khẩu tái xuất đối với hành hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu”;
Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng thông tư quy định lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu, đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.
Quản lý chặt loại hình tạm nhập tái xuất sẽ tránh ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu nông sản Việt Nam. |
Sau khi lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan, Hiệp hội thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, một số doanh nghiệp được cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất và đăng website xin ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân, ngày 14/5/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2020/TT-BCT quy định lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu, đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.
Theo nội dung Thông tư 09/2020/TT-BCT nêu trên, kể từ ngày 1/1/2021, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, nếu nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền thì việc nhập khẩu hoặc tái xuất đó chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
Quy định này được áp dụng cho cả hàng hóa nước ngoài tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan nếu hàng hóa đó được nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền.
Thông tư này áp dụng cho thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan; các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.
Thông tư số 09/2020/TT-BCT quy định lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu, đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/6/2020.
Có thể thấy rằng, việc quy định chặt hơn về cửa khẩu cho hàng tạm nhập tái xuất là bước tiến mới trong quản lý về xuất nhập khẩu, sau khi Bộ Công Thương ban hành các hạn chế các mặt trái trong loại hình này như hạn chế thời gian tạm nhập, quản lý không cho phép thương nhân chia nhỏ hàng hóa bán theo đường tiểu ngạch để trốn thuế…
Thành Công
| Bất ngờ bổ sung chính sách xử lý xe ngoại giao "tạm nhập" mà quên "tái xuất" |
| Phế liệu nhập ồ ạt, Tổng cục Hải quan buộc kiểm định hàng trước thông quan |
| Sẽ ban hành danh mục hàng cấm tạm nhập tái xuất |
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Tin tức kinh tế ngày 26/9: Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt gần 43% kế hoạch
-
Tin tức kinh tế ngày 17/9: Dư nợ bất động sản cao kỷ lục
-
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh 3 nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành công thương
-
Xuất khẩu của Hàn Quốc “bứt phá” nhờ nhu cầu chíp toàn cầu mạnh mẽ
-
Những ‘lo ngại’ thiếu định lượng sẽ làm hiểu sai tác động thuế GTGT phân bón 5% với nông dân
-
Các hiệp hội đứng về nông dân đồng loạt ‘mong’ áp thuế GTGT phân bón 5%
-
Giá vàng hôm nay (29/10): Tiếp tục tăng mạnh
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế
-
Không khoan nhượng trong “cuộc chiến” thương mại điện tử