Hà Nội: Vì sao dự án Manhattan Tower dừng thi công?
Theo tìm hiểu, dự án Manhattan Tower có tên cũ là Thành An Tower, địa chỉ số 21 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Chủ đầu tư ban đầu là Tổng công ty Thành An sau này chuyển giao hợp tác với Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Xây dựng Ba Đình.
Sau gần 10 năm "đắp chiếu", đầu năm 2018, dự án Thành An Tower đã được tái khởi động với tên gọi mới là Manhattan Tower và đơn vị phát triển dự án cũng là cái tên mới - Công ty Cổ phần Landmark Holding sau này đổi tên thành Công ty CP Quốc tế Holding (LMH). Tuy nhiên, hiện dự án vẫn tiếp tục "bất động" bởi một số lý do được Công ty CP Quốc tế Holding nêu trong văn bản giải trình nêu trên.
Dự án Manhattan Tower///kinhtexaydung.gn-ix.net/ |
Đề cập đến tương lai dự án, LMH cho biết chủ đầu tư đã lập hồ sơ gửi cơ quan chức năng báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án Manhattan Tower và đã gửi công văn đề nghị điều chỉnh thực hiện dự án đầu tư đến năm 2024.
"Dự án có đối tác sẽ tham gia mua lại dự án. Giá trị thực hiện là lớn, đã xây dựng được 24/30 tầng nên các bên tham gia đánh giá là không từ bỏ dự án", đại diện LMH cho biết.
Cũng theo đơn vị này, đối với hạng mục thi công dở dang của dự án, khi triển khai trở lại thì các bên liên quan sẽ phải có buổi làm việc xúc tiến khởi động và giải quyết tồn đọng do phải tạm dừng vì các yếu tố nêu trên. Chính vì vậy, ban tổng giám đốc LMH cho rằng "mức độ ảnh hưởng là 0%" và sẽ không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro từ hoạt động này.
Về kết quả kinh doanh, sau nhiều lần tái cấu trúc, đổi tên, doanh nghiệp này dường như vẫn chưa vượt qua được khó khăn khi lợi nhuận sau thuế hậu kiểm toán chuyển sang lỗ 22 tỷ đồng. Trước đó, ở báo cáo tự lập, công ty này báo lãi 25 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp sau kiểm toán cao gấp 29.9 lần báo cáo tự lập, lên hơn 20 tỷ đồng.
Giải trình về sự chênh lệch đáng kể trên, LMH cho biết do thời điểm lập báo cáo trước kiểm toán, Công ty chưa thực hiện đánh giá trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản đầu tư tại dự án nhà ở Manhattan Tower. Sau khi có ý kiến của đơn vị kiểm toán, ban lãnh đạo LMH tiến hành rà soát đánh giá lại các yếu tố rủi ro và quyết định tăng trích lập dự phòng rủi ro để phản ánh đúng tính chất hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 11/4, cổ phiếu LMH của Công ty Cổ phần Quốc tế Holding giao dịch ở mức 3.300đ/cp.
Được biết, Công ty CP Quốc tế Holding tiền thân là Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí Thăng Long, thành lập ngày 24/05/2012. Sau nhiều năm, công ty này dần mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, trong đó có bất động sản.
Ngày 27/10/2016, Công ty CP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí Thăng Long đổi tên thành Công ty CP Quốc tế Thăng Long Việt Nam. Đến ngày 23/05/2017, Công ty một lần nữa đổi tên thành Công ty CP Landmark Holding. Cuối cùng là vào ngày 01/09/2021, Công ty đổi tên thành Công ty CP Quốc tế Holding như hiện nay.
Huy Tùng
-
Nguồn cung dầu của Libya phục hồi làm tăng đáng kể sản lượng của OPEC
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế ngày 5/11: Giá dầu chịu tác động từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
-
Bài 4: Vấn đề an toàn và môi trường cần được chú trọng hơn trong Luật Điện lực
-
Vinh danh 6 doanh nghiệp Petrovietnam có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 4/11: Doanh nghiệp cảng biển lãi lớn trong quý III