Hà Nội thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ nano
Hệ thống bio - nano khi được đặt xuống lòng sông sẽ trở thành "nhà máy" xử lý nước thải đặt trong lòng sông Tô Lịch |
Theo các chuyên gia, công nghệ nano được áp dụng lần này sẽ giúp kích hoạt các vi sinh vật có ích trong nước, gây ức chế và làm giảm số lượng các vi sinh vật, các chất gây ô nhiễm trong nước sông Tô Lịch hiện nay. Chỉ sau ba ngày đưa vào ứng dụng, mùi ô nhiễm ở sông Tô Lịch sẽ giảm nhiều.
Đặc biệt, theo đại diện đơn vị cung cấp thiết bị nano, công nghệ có chi phí vận hành rất thấp nhưng có hiệu quả tương tự với những nhà máy xử lý nước thải và đã được áp dụng để xử lý nước của nhiều con kênh ở Nhật Bản.
Các kỹ sư và công nhân hạ thiết bị xử lý ô nhiễm xuống sông Tô Lịch |
Những chiếc máy làm sạch nước sông theo công nghệ nano sẽ được đặt ở đoạn sông Tô Lịch ô nhiễm nặng nhất (khu vực gần đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy) và một góc Hồ Tây. Sau khi có kết quả thí điểm, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng kết, đánh giá, báo cáo Chính phủ xem xét để quyết định chủ trương.
Dự án được kỳ vọng sẽ giúp xử lý vấn đề ô nhiễm của sông Tô Lịch nhiều năm nay, giúp đưa tuyến phố đi bộ ven sông vào hoạt động, xử lý ô nhiễm nước ở nhiều địa phương khác.
Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch. Ngoài ra, hạ lưu sông còn phải tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Tuy, Mai Động, Văn Điển.
N.H
Làm sạch sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng |
Những dòng sông bị “bức tử” ở Hà Nội |
Trồng cây trên sông Tô Lịch |
-
Tiến bộ công nghệ khoan dầu khí tiên tiến trên đất liền và ngoài khơi (Kỳ 3)
-
Tiến bộ công nghệ khoan dầu khí tiên tiến trên đất liền và ngoài khơi (Kỳ 2)
-
IEAE 2024: Cầu nối mở rộng hợp tác cho doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh
-
Tiến bộ công nghệ khoan dầu khí tiên tiến trên đất liền và ngoài khơi (Kỳ 1)
-
Tác động toàn cầu của công nghệ khoan dầu khí ngoài khơi của Hoa Kỳ (Kỳ 2)