Hà Nội: Hơn 6.800 tỷ đồng hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Theo số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, trong số kinh phí đã hỗ trợ trên, ngân sách nhà nước đảm bảo chi theo Nghị quyết số 68/NQ-CP (gói 26.000 tỷ đồng), Nghị quyết 15/NQ-HĐND TP là 2.293,5 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 4.094,8 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 438,4 tỷ đồng.
Hiện các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho trên 2,16 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, với 12/12 nhóm đối tượng theo Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ và UBND TP Hà Nội với kinh phí 1.979 tỷ đồng. Trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho 2,14 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh với kinh phí 1.930 tỷ đồng.
Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội cũng đã chi trả từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 1,681 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và người lao động tạm dừng tham gia, với tổng số tiền 4.094 tỷ đồng.
Hỗ trợ người lao động (ảnh minh họa). |
Ngoài ra, các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 296.873 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là 314,4 tỷ đồng, thực hiện theo chính sách đặc thù cho các đối tượng, quy định tại Nghị quyết 15/NQ-HĐND của thành phố.
Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn đến vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội của người dân. Ước tính số người bị mất việc làm chiếm khoảng 5% và 32% số người phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; gần 50% người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên. Đây là một mức giảm đáng kể, làm suy yếu sức mua của thị trường và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người lao động.
Trong năm 2021, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, 63 tỉnh, thành phố đã hỗ trợ 35.987 tỉ đồng, hỗ trợ trên 31,28 triệu lượt đối tượng (gồm 378.330 lượt đơn vị sử dụng lao động, trên 30,9 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác).
Trong tổng kinh phí hỗ trợ, có 15,1% từ các chính sách bảo hiểm; 78,5% từ các chính sách bằng tiền và 6,4% từ các chính sách cho vay. Riêng TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ 8,95 triệu lượt đối tượng với số tiền 12.523 tỉ đồng.
Một số địa phương có tổng kinh phí hỗ trợ cao là Bình Dương (4.413 tỉ đồng), Đồng Nai (3.084 tỉ đồng), Hà Nội (2.276 tỉ đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.842 tỉ đồng), Cần Thơ (998 tỉ đồng), Long An (863 tỉ đồng), Bắc Giang (858 tỉ đồng), Tây Ninh (534 tỉ đồng), Khánh Hòa (507 tỉ đồng).
Trong năm 2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và thiên tai, rủi ro.
Xuân Hinh
-
Hà Nội: Người lao động khó khăn được nhận 1 triệu đồng dịp Tết Nguyên đán
-
3 lưu ý để công nhân giảm, mất việc có thể nhận 3 triệu đồng hỗ trợ
-
Giải quyết việc làm, tăng hỗ trợ người lao động
-
Dành 145 tỷ đồng tiền mặt hỗ trợ lao động mất việc, giảm việc
-
Hàng nghìn công nhân mất việc, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành vào cuộc
-
Nâng cao nhận thức về an toàn lao động cho các nghề nặng nhọc, nguy hiểm
-
Hà Nội: Tăng cường xử lý, tuyên truyền về an toàn giao thông tới học sinh
-
Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/11
-
Bão Kong-rey diễn biến khó lường, dự báo sẽ đổ bộ Biển Đông
-
Các tỉnh miền Trung căng mình ứng phó bão số 6