Hà Nội: Đảm bảo hàng Tết không bị khan hiếm
TP HCM: Lượng hàng phục vụ Tết tăng cao so với năm ngoái |
Doanh nghiệp đảm bảo nguồn hàng phục vụ Tết |
TP HCM: Người tiêu dùng vẫn thắt chặt chi tiêu |
Sở Công thương Hà Nội ước tính, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt khoảng 28,5 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với dự trữ hàng hóa Tết năm 2018). Có khoảng 20 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn với số tiền 8.680 tỷ đồng, tổ chức đưa hàng bình ổn đến 10.688 điểm bán hàng và 3 tổ chức tín dụng tham gia với tổng hạn mức đăng ký trên 2.700 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi.
Hàng Tết 2018 được bán tại một siêu thị |
Bên cạnh đó, Sở phối hợp với các quận, huyện rà soát được 35 điểm giới thiệu cho hệ thống Vinmart và Co.op Food để nghiên cứu phát triển điểm bán hàng cố định phục vụ nhân dân; rà soát 70 địa điểm tổ chức chợ hoa Xuân phục vụ Tết và đang phối hợp với các sở, ngành xem xét phê duyệt.
Sở Công Thương tham mưu thành phố hỗ trợ, tạo điều kiện cấp phép cho 125 xe chở hàng hóa thiết yếu, xăng dầu hoạt động 24/24 giờ trong khu vực nội thành vận chuyển bảo đảm lưu thông hàng hóa thiết yếu phục vụ dân sinh dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.
Để bảo đảm cung ứng hàng hóa an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Sở Công Thương phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội và các sở, ngành xây dựng, triển khai công tác phục vụ Tết của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về hàng hóa, giá cả, chất lượng hàng hóa, niêm yết giá, các quy định về an toàn thực phẩm, tổ chức hội chợ trong dịp Tết…
Cụ thể, như Hapro dịp Tết năm nay sẽ tăng lượng hàng dự trữ khoảng 5% so với năm ngoái, dự kiến doanh thu tăng 5 - 10%. Doanh nghiệp cũng xây dựng một số thương hiệu bán trong dịp tết như gạo Đồng Tháp, miến dong, mộc nhĩ, nấm hương liên kết với một số địa phương để bán dịp Tết. Hapro cũng triển khai các điểm bán hàng tại các khu công nghiệp, vùng nông thôn, chương trình chợ tết tại huyện Ứng Hòa. Hapro tham gia 10 gian hàng tại Chương trình hội chợ Xuân và tiếp tục bán hàng đến chiều 30 Tết, mùng 4 Tết phục vụ trở lại; một số điểm nhỏ bán hàng liên tục.
Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, vai trò của Hà Nội trong việc bình ổn thị trường, kiểm soát chỉ số CPI với tổng mức bán lẻ rất quan trọng. Bộ Công Thương đánh giá cao công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành của Sở Công Thương trong dịp Tết.
Ông cũng đề nghị, để không xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá dịp cuối năm 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các sở, ngành triển khai hiệu quả việc bình ổn thị trường; phối hợp chặt chẽ với các tỉnh lân cận trong tạo nguồn hàng để đưa nguồn hàng đến người tiêu dùng, tránh tình trạng khan hàng tăng giá, tạo sự đa dạng nguồn cung trong dịp Tết, chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu trên địa bàn thành phố; báo cáo ngay với Bộ Công Thương nếu có biến động để phối hợp triển khai ứng phó kịp thời…
Nguyễn Hưng
-
Khai mạc triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024
-
Hà Nội: Phát động Chương trình Khuyến mại tập trung Thành phố năm 2024
-
Hà Nội: Khai mạc hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm xanh vì người tiêu dùng”
-
Hà Nội: Mong người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả
-
Hà Nội đồng loạt tắt đèn chiếu sáng hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên