Hà Nội cấm phát trực tiếp hình ảnh buổi tiếp công dân
Trước những ý kiến khác nhau về quy định công dân muốn ghi âm, ghi hình hay chụp ảnh cán bộ tiếp công dân phải xin phép, TP Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể nếu công dân có đề nghị quay phim, chụp ảnh, ghi âm hoặc đề nghị cung cấp dữ liệu buổi tiếp công dân.
Hà Nội vẫn giữ quy định công dân muốn ghi âm, ghi hình hay chụp ảnh cán bộ tiếp công dân phải xin phép nhưng bổ sung quy định cấm phát livestream hoặc các hình thức phát trực tiếp âm thanh, hình ảnh buổi tiếp công dân ra bên ngoài.
Trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội |
Văn bản nêu rõ, nếu công dân có đề nghị, TP sẽ đồng ý cho quay phim, chụp ảnh, ghi âm buổi làm việc. Đồng thời công dân phải chấp hành đúng các quy định về tiếp công dân và nội quy về việc tiếp công dân; cam kết sử dụng dữ liệu đúng quy định pháp luật.
Quá trình ghi âm, ghi hình, nếu công dân có hành vi phản cảm, mất trật tự (dí thiết bị ghi âm, ghi hình vào mặt cán bộ), phát livestream hoặc các hình thức phát âm thanh, hình ảnh trực tiếp ra ngoài thì cán bộ được quyền dừng buổi làm việc để nhắc nhở.
Trong hướng dẫn, TP Hà Nội cũng nêu rõ, vị trí ghi âm, chụp ảnh, quay phim được hai bên thống nhất trước buổi tiếp để đảm bảo không làm lộ bí mật người tố cáo, thông tin tài liệu tố cáo của công dân khác.
Nội quy tại trụ sở tiếp công dân được TP Hà Nội ban hành trong năm 2018, quy định công dân không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân, gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Đề cập đến quy định trên, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, để chống một số người đi theo công dân đến buổi tiếp, bí mật ghi âm, ghi hình về cắt xén đưa lên mạng với mục đích khác.
Theo Dân trí
Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói về quy định cấm ghi hình tại trụ sở tiếp dân | |
Chủ tịch Hà Nội sẽ tiếp công dân vào tuần thứ ba hằng tháng | |
Thay đổi Trụ sở tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp