Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Góc khuất "phố Hàn"

07:20 | 12/05/2016

5,926 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiều năm trở lại đây, số lượng người Hàn Quốc đến Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng ngày càng đông đảo. Không thể phủ nhận những đóng góp của cộng đồng cư dân, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Còn những góc khuất chỉ là một phần trong đời sống của “phố Hàn” Hà Nội được phóng viên Năng lượng Mới ghi lại trong những lần lạc bước “phố Hàn” để thu thập tư liệu cho bài viết này…

Từ màn uống rượu “dị”…

Nếu lạc vào một vài con phố ở khu Trung Hòa - Nhân Chính  như Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Thị Định, Hoàng Ngân… người ta dễ dàng bắt gặp những cửa hàng mang poster, biển hiệu tiếng Hàn Quốc. Và theo giới sành điệu, ở khu vực này còn có những quán bar, karaoke với những màn ăn chơi “có một không hai” ở đất Hà Thành. Tất cả gần như chỉ để phục vụ người Hàn Quốc. Đặc biệt, có những quán mà 100% dành cho khách Hàn, với “vé” vào cửa là 500 ngàn đồng, chưa tính các dịch vụ khác.

goc khuat pho han
Một góc “phố Hàn” tại Hà Nội

T.C - một dân chơi Hà Thành có vóc dáng và khuôn mặt khá giống với người Hàn Quốc, T.C thường xuyên có mặt tại những buổi ăn chơi tại các quán bar dành cho người Hàn Quốc ở khu vực Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội). C kể lại cho chúng tôi nghe về một cuộc ăn chơi vào dịp tất niên do một “đại gia” người Hàn tổ chức mà cho đến giờ anh vẫn còn rùng mình kinh hãi.

Đó là vào khoảng 22 giờ, trong một căn phòng nhỏ được trang trí khá cầu kỳ. Dưới ánh đèn màu mờ ảo, các tay chơi người Hàn cùng các nữ tiếp viên người Việt mở “cuộc thi” uống rượu. Khi các quý ông đã ngà ngà say, tay chủ xị nói nhỏ với “mama” chuyển sang tiếp “màn hai”. Dãy bàn ghế được dẹp bớt sang một bên, để lại một chỗ trống. Mấy nữ tiếp viên “dáng chuẩn” nhất từ đâu chạy ào tới. Và một quý ông người Hàn được bịt mắt lại, thả vào giữa để… bắt cho bằng được một trong số mấy cô gái đó. Xung quanh là những tiếng hô hào cổ vũ…

Mặc cho màn “bịt mắt bắt dê” đang hồi cao trào, tay chủ xị kéo một đám ma men khác quay lại bàn rượu và bắt đầu giở màn uống quái gở mà chỉ nghe cũng đã thấy ghê tởm.

Đầu tiên hắn lấy các loại khăn ăn vừa dùng trên bàn, vắt ra nước rồi… thách đám cấp dưới uống. Tiếp đó hắn bảo một cô tiếp viên cởi giày ra, rồi lấy rượu đổ vào thách mọi người uống. Thứ rượu này quả thật là bốc mùi không thể tả được.

Khi bữa tiệc đã gần tàn, đám “quý ông” này kéo sang một quán karaoke. Và một nhóm đã gọi riêng chủ quán ra đòi phải “được vui vẻ hơn nữa”. 15 phút sau, nhóm này lần lượt kéo nhau lên tầng trên, chia nhau mỗi người một phòng…

Còn theo một nữ nhân viên từng phục vụ bàn ở một quán bar trên “phố Hàn Quốc” thì ở đây những nữ tiếp viên được tuyển lựa thường xuyên và yêu cầu khá cao như phải trên 1m65, da trắng, mặt xinh… Những ai biết tiếng Hàn sẽ được ưu tiên hơn những người còn lại.

Sau khi đã được tuyển lựa, các nữ tiếp viên còn phải qua một khóa “training” (đào tạo) về cung cách phục vụ. Tiền lương của các tiếp viên dao động 3-10 triệu đồng. “Cô nào chịu nghe lời mama (người phụ trách) thì sẽ được lương cao hơn”. Khi mới vào làm, các tiếp viên đa phần đều được yêu cầu mặc áo dài truyền thống để tiếp khách. Nhưng sau một thời gian sẽ chuyển sang mặc… váy ngắn. Lắm khi còn được mặc đồ hanbok mỏng tang để chiều các “thượng đế” người Hàn.

… đến những trò chơi quái gở

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoảng 5 năm trở về trước, tại những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… đã hình thành những “phố Hàn”, “làng Hàn”. Khi đó họ được coi là sống lặng lẽ, chịu khó làm ăn. Thế rồi, số lượng người Hàn đến Việt Nam ngày càng nhiều. Và đây đó đã xuất hiện những hiện tượng gây mất trật tự an ninh, vi phạm pháp luật Việt Nam.

goc khuat pho han
Nhân viên trong một quán bar dành cho các quý ông người Hàn đang ngồi tiếp khách

Phạm Vũ M (31 tuổi, cựu sinh viên Trường đại học Hà Nội) từng ở chung phòng với tôi từ thời sinh viên. Ra trường, M xin vào một chân phiên dịch cho một công ty xuất nhập khẩu của người Hàn Quốc tại Hà Nội. Bẵng đi một thời gian, tôi gặp lại M. Nhưng bây giờ, M không còn làm ở chỗ cũ nữa mà đã chuyển đến một công việc khác, đó là “phụ trách kinh doanh” cho một công ty chuyên về giải trí của người Hàn.

Tiếp xúc với nhiều người Hàn Quốc, M cho biết đàn ông Hàn thường rất nóng tính. Mặc dù bình thường họ tỏ ra vui vẻ, chịu khó và ít nhiều hòa đồng. Nhưng khi có việc trái ý thì nhiều quý ông nổi khùng lên và khó mà đoán trước hậu quả.

Bên cạnh những quán dành cho giới bình dân, phục vụ cả người Việt và người Hàn Quốc, thì ở Hà Nội có những quán bar, nhà hàng chỉ dành riêng cho người Hàn Quốc. Người Việt hoặc khách nước ngoài đều không được chào đón tại đây. Tại những quán bar, nhà hàng này giá mỗi cuộc vui lên tới vài ba chục triệu đồng. Song gần như chẳng là gì so với thu nhập của số quý ông này. Một người bạn của M tên Park chỉ là người phụ trách một dây chuyền của nhà máy S mà mỗi tháng được trả lương tới cả trăm triệu đồng.

Nhờ có M dẫn, 17 giờ 30  phút một ngày đầu hè chúng tôi có mặt tại một nhà hàng S.G nằm trong khuôn viên một biệt thự gần khu đô thị Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội). M giới thiệu tôi là trợ lý Tổng giám đốc một công ty Hàn Quốc, muốn đặt nhà hàng một bữa tiệc cho công ty. Nhà hàng này được bài trí khá bắt mắt và khá giống với những bộ phim Hàn Quốc hay chiếu trên truyền hình. Nhà hàng có ba sàn. Sàn một với những bàn thấp kiểu Nhật trải dài, là không gian chung để mọi người ăn uống. Lên lầu hai không gian được chia nhỏ thành những phòng 15-20m2, dành cho những cuộc liên hoan riêng tư. Còn lầu ba là phòng hát karaoke… Phòng nào cũng được trang trí bắt mắt cùng các gam màu sặc sỡ như đỏ, cam. Khi chúng tôi đến còn hơi sớm nên nhà hàng mới chỉ lác đác vài thực khách.

Ít phút sau, tay quản lý xuất hiện, mời chúng tôi vào một căn phòng nhỏ. Chúng tôi trao đổi về thực đơn, thời gian, số lượng người tham gia… Tôi đặt vấn đề muốn có dàn tiếp viên “nhiệt tình, chiều khách”, tay quản lý luôn miệng “ok, ok”.

Cũng qua M, tôi gặp Vân Anh (tiếp viên tại nhà hàng Keang… - cũng là nhà hàng chuyên dành cho người Hàn Quốc). Vân Anh cho biết cô đã làm tại đây được một thời gian. Chừng hai tháng trước qua bạn bè, Vân Anh biết được thông tin tuyển nhân viên của nhà hàng này. Thoạt nghe về yêu cầu của ứng viên, Vân Anh đã thấy không bình thường. Tuy nhiên, do rất cần tiền để trả cho những sinh hoạt thiết yếu ở Hà Nội nên Vân Anh vẫn tham gia ứng tuyển.

Theo đó, yêu cầu tiên quyết của bar là tiếp viên phải từ 18-24 tuổi, có nhan sắc và cao từ 1,65m trở lên. Các yếu tố về học vấn hay trình độ đều không cần thiết. Tiếp viên nào biết tiếng Anh, tiếng Hàn thì sẽ được ưu tiên hơn.

“Buổi phỏng vấn”, Vân Anh được đưa vào một căn phòng chừng 30m2. Ở đây đã có hàng chục cô trạc tuổi Vân Anh. Tay người quản lý người Hàn chỉ nhìn qua loa ngoại hình của các cô rồi bước vào một phòng khác. Lát sau, một quản lý người Việt mời những cô đã được “chấm” vào một phòng riêng. Quản lý này cho biết, các em đã được tuyển làm tiếp viên tại đây. Bắt đầu từ ngày mai các em có mặt tại quán, sẽ có người hướng dẫn cung cách phục vụ, đồng thời làm quen với một số trò chơi mà thường được chơi trong các cuộc rượu của người Hàn. Tuyệt nhiên không thấy họ nói gì đến lương bổng.

Vân Anh thắc mắc với một cô gái đi cùng. Cô ta tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi nói rằng thù lao ở đây chủ yếu từ tiền “tip” (tiền bo) của khách thôi. Nhưng cũng không phải là nhỏ đâu. Nếu ai chăm chỉ, chịu khó thì mỗi ngày có thể kiếm được cả triệu đồng.

Cũng theo Vân Anh, đối tượng thường đến quán bar chủ yếu là các quý ông, quý bà đang làm cho các tập đoàn, công ty về điện tử, thương mại, du học… của người Hàn tại Hà Nội. Họ đến khá thường xuyên, một tuần từ 3-4 lần. Cứ ngỡ người Việt uống rượu đã khủng, song có những người Hàn uống còn kinh khủng hơn. Vân Anh kể về cuộc liên hoan của một nhóm quý ông người Hàn tại bar với những trò dị mà người ngoài khó có thể tưởng tượng…

“Người Hàn uống rượu nhiều, nhưng họ ít khi chỉ ăn uống và trò chuyện như người Việt. Để lai rai, họ nghĩ ra hàng chục trò chơi. Đa số là những trò rất vui, ai thua sẽ phải uống rượu. Song nhiều cuộc rượu đã biến thành trò trác táng”.

Vân Anh nhớ lại cuộc liên hoan của một nhóm nhân viên của công ty S. Đó là vào khoảng 22 giờ, trong một căn phòng nhỏ nhưng được trang trí khá cầu kỳ. Dưới ánh đèn màu mờ ảo, các tay chơi người Hàn cùng các nữ tiếp viên người Việt mở “cuộc thi” uống rượu. Những tiếp viên tham gia đều được tay quản lý nhắn trước là phải “chiều khách tới bến, không được bỏ cuộc giữa chừng. Đổi lại mỗi người sẽ kiếm được chừng 1.000USD/đêm”. Trước yêu cầu đó Vân Anh và một số tiếp viên lắc đầu. Song cuối cùng cũng có bốn cô gật đầu đồng ý.

goc khuat pho han
Một số “soái ca” người Hàn trốn truy nã bị bắt tại Việt Nam: Kim Woon-hoon, Lee Wan-su, Kang Yoon-yong

Bốn cô gái được dẫn vào một căn phòng đặc biệt. Cả nhóm gần chục người ngồi quanh một chiếc bàn nhỏ, trên đã có những ly rượu lớn. Bắt đầu trò chơi có tên “titanic” một quý ông sẽ mở nắp một chai rượu và thả vào một chiếc ly. Cô gái ngồi kế bên sẽ phải rót rượu vào, sao cho chiếc nắp nổi dần lên. Nếu lỡ tay làm cho chiếc nắp chìm xuống, cô sẽ phải uống hết ly rượu đó. Và cứ lần lượt quay vòng cho đến khi mọi người ngà ngà say thì… luật chơi được thay đổi. Lúc này, các cô vẫn được yêu cầu rót rượu vào ly, nhưng ai làm chìm  nắp chai thì sẽ buộc phải… cởi một món đồ trên người ra. Ai mà không chịu cởi thì sẽ bị… đổ rượu vào đầu. Sau khoảng hai giờ chơi trò “titanic”, cả bốn cô bước ra trong trạng thái say mèm, từ đầu đến chân ướt rượt và chỉ còn… hai mảnh trên người. Ít phút sau, mấy cô gái kia tiếp tục theo xe mấy quý ông người Hàn đến một khách sạn…

Và những “soái ca” rởm

Theo một thống kê chưa chính thức, lượng người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội hiện đã lên đến nhiều ngàn người, tập trung tại ba khu vực là Trung Hòa (quận Cầu Giấy), khu Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) và làng Hà Cầu (quận Hà Đông). Đa phần công dân Hàn Quốc đều chịu khó làm ăn, chấp hành khá tốt pháp luật Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, có không ít thanh niên, trung niên sang Việt Nam với những mục đích không lấy gì làm tốt đẹp. Thậm chí có những “soái ca rởm” nhập cảnh vào Việt Nam chỉ để… trốn truy nã.

Chị Phạm Thị P (SN 1990, từng là sinh viên trường đại học H) Đầu năm 2014 P gặp đối tượng Kim Jong-soo (SN 1969)  khi P đang làm bán thời gian cho một nhà hàng Hàn Quốc. Vốn từ một miền quê nghèo ra Hà Nội học, P mong ước sẽ có một ngày đổi đời bằng việc kiếm được một người chồng giàu có. Khi gặp Kim, dù ông ta bằng tuổi bố mình song P vẫn chấp nhận lời tỏ tình của hắn chỉ để hy vọng sẽ được sang Hàn Quốc sống cuộc đời vương giả.

Lúc mới tán tỉnh, P được Kim hứa một thời gian nữa sau khi hoàn thành “công tác” ở Việt Nam, anh ta sẽ đưa cô sang Hàn Quốc để giới thiệu với gia đình. Kim cũng hứa hẹn một viễn cảnh được sống tại một biệt thự xinh xắn, chung quanh là vườn hoa, thảm cỏ… Nhưng yêu nhau được một thời gian, P cảm nhận được những điều bất thường từ bạn trai. Anh ta thường xuyên “lặn” một hơi, không cách gì liên lạc được. Đã vậy, anh ta công khai cặp kè với nhiều cô gái khác. Nếu P phản ứng thì anh ta sẵn sàng dùng bạo lực với cô.

Rồi một ngày, P vỡ mộng khi được thông báo bạn trai là đối tượng truy nã của cảnh sát Hàn Quốc vì có thời gian cầm đầu một đường dây lừa người Việt Nam sang Hàn Quốc tìm việc làm, dưới vỏ bọc đi du lịch. Cuối năm 2014 Kim đã bị lực lượng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội tóm gọn và trao trả cho cảnh sát Hàn Quốc.

Dù cho có một số lời phàn nàn nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, thanh niên trung niên mang quốc tịch Hàn Quốc có phần “dễ” tìm được bạn gái người Việt. Ngoài tâm lý sính ngoại và thích trai đẹp ra, có không ít cô gái còn tin tưởng sẽ được người yêu “chiều hết mức”. Cũng không loại trừ việc các cô gái muốn dựa vào túi tiền rủng rỉnh của bạn trai, có thể cưu mang được cuộc sống cho họ. Những mối tình như vậy thường không có được kết cục tốt đẹp.

Còn nhớ cuối năm 2014 trinh sát hình sự công an TP Hà Nội đã tóm được hai ông trùm buôn bán ma túy bị cảnh sát quốc tế truy nã ráo riết. Đó là Lee Tae-hee (bị bắt vào tháng 9-2014) và Kim Won-hoon (bị bắt vào đầu tháng 12-2014).

Trước khi bị bắt Lee thuê nhà ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Dù bị truy nã đỏ, song Lee rất tự tin với trình độ ngụy trang của mình. Dưới vỏ bọc là một doanh nhân người Hàn sang tìm mối làm ăn, Lee thường xuyên lui tới các quán bar, vũ trường nổi tiếng ở Hà Nội. Nhờ ở Việt Nam nhiều năm, Lee khá thuộc địa hình, những chốn ăn chơi... Bằng số tiền do buôn ma túy kiếm được, Lee luôn có vẻ ngoài sành điệu và ăn chơi ngất trời. Hắn “cặp” với nhiều hot girl phố cổ…

Còn Kim Won-hoon có vẻ bề ngoài thực sự chuẩn “soái ca”. Với dáng người to cao vạm vỡ, khuôn mặt thanh tú, cánh mũi cao… Kim đã khiến nhiều cô gái Việt liêu xiêu. Do sang Việt Nam đã nhiều năm nên Kim rất thông thạo các ngón ăn chơi. Đặc biệt, chỉ bằng tài “buôn nước bọt”, Kim đã xoay sở đủ nghề để kiếm sống. Từ làm môi giới du lịch cho đến đất đai, thậm chí đưa khách người Hàn đi chơi bời ở Hà Nội… Kim ăn chơi vung vít, cặp với khá nhiều cô gái người Việt. Trong số đó có cả những cô “chân dài”.

Mới đây, một “soái ca” người Hàn đã bị công an Việt Nam bắt giữ khi hắn vừa thực hiện hành vi cướp tài sản. Theo tài liệu điều tra ban đầu của Cơ quan Công an ngày 8-3-2016 PC45 Công an TP Hà Nội nhận được tin tại phường Trung Hòa, Cầu Giấy xảy ra một vụ cướp rất nghiêm trọng.

Đối tượng Lee Wan-su (SN 1971 quốc tịch Hàn Quốc, trú tại phố Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy) đã dùng hung khí đánh nhiều nhát vào đầu bà Kim Sun-ja (SN 1963 quốc tịch Hàn Quốc, hiện trú tại tổ 12 phường Trung Hòa) rồi cướp đi chiếc điện thoại. Bà Kim đã phải nhập viện điều trị với nhiều thương tích như rách lóc da đầu với 7 vết thương, rách màng xương; chấn thương sọ não kín…

Được biết Lee thuê nhà của bà Kim từ tháng 2-2016 với giá 500USD/tháng. Quá trình sinh hoạt giữa Lee và bà Kim nảy sinh mâu thuẫn do Lee còn nợ tiền thuê nhà của bà Kim. Khoảng 9 giờ ngày 8-3, Lee gặp bà Kim tại tầng 1 ngôi nhà ngõ 34 Nguyễn Thị Định và hỏi vay tiền bà Kim. Khoảng 10 giờ 30 phút bà Kim lên phòng của Lee và đôi bên xảy ra to tiếng, do Lee nợ tiền bà Kim mà chưa trả. Đối tượng Lee đã hành hung bà chủ nhà, cướp điện thoại di động rồi xách balô định chạy trốn.

Rất may nghe thấy tiếng xô xát người dân ở ngõ 34 Nguyễn Thị Định đã nhanh chóng tóm cổ đối tượng Lee và giao cho công an phường.

Điều tra ban đầu của Cơ quan Công an cho thấy, Lee hiện đang là đối tượng truy nã của cảnh sát Hàn Quốc về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhập cảnh vào Việt Nam, hành tung của đối tượng cũng rất mờ ám.

Ở Hà Nội được mấy tháng dù chiếc ví lép kẹp, song Lee đã gặp bà Kim rồi “nổ” rằng muốn thuê… cả căn nhà. Tuy nhiên, sau đó Lee lại bảo chỉ thuê một căn phòng để… xem thế nào. Trả tiền được một tháng thì Lee giở trò chây ỳ không trả nữa. Đối tượng còn dùng tên giả khi giao dịch với người chủ nhà. Hộ chiếu cũng bị hắn xé rách nhiều trang nhằm gây khó khăn cho Cơ quan Công an.

Lực lượng điều tra cũng nhận định, với những thủ đoạn như trên, nếu Lee Wan-su không bị quần chúng nhân dân kịp thời phát hiện bắt giữ thì rất khó cho công tác điều tra thủ phạm của vụ cướp nghiêm trọng này.

 

Yên Chi

Năng lượng Mới số 521