Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Gỗ sưa ở đình làng bị đánh cắp: 'Của Bụt mất một đền mười'

12:04 | 27/07/2016

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - “Dường như tính thế tục của xã hội đang lên ngôi. Người ta sẵn sàng lấy trộm các tài sản của đình, của chùa để trục lợi mà không hề tỏ ra sợ hãi hay xấu hổ. Đây là điều rất đáng báo động và cần phải lên án”, PGS. TS Lê Quý Đức chia sẻ.

Liên quan đến vụ việc hai thanh kèo làm từ gỗ sưa ở đình làng Thanh Mạc (xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) bị mất trộm, hiện cơ quan công an huyện Phúc Thọ đang tích cực điều tra, truy tìm kẻ gian để sớm trả lại hiện vật của ngôi đình này.

Đáng lưu ý, theo ghi nhận của PV, đây không phải là lần đầu tiên đình làng Thanh Mạc bị mất trộm. Cách đây chục năm, khi giá gỗ sưa tăng cao, trong khuôn viên đình bị mất trộm 1 cây gỗ sưa lâu năm.

Tiếp đến năm 2012, biết được đình có một số cây sưa lớn đã lâu năm, một số thương lái ở huyện Thạch Thất đã tìm đến hỏi mua 3 cây gỗ sưa lâu năm nhất. Họ trả giá mỗi cây khoảng 400 triệu đồng nhưng không bán. Ngay trong đêm hôm đó đã có một số kẻ đột nhập trộm mất một cây. Sự việc đã được báo cáo lên cơ quan chức năng nhưng không tìm ra thủ phạm.

hai thanh keo go sua o dinh lang bi danh cap cua but mat mot den muoi

Người dân Thanh Mạc (xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) bức xúc trước sự việc mất 2 vì kèo bằng gỗ sưa ngay tại đình làng.

Năm 2014, tại đình làng Cựu Quán, xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội) từng rúng động vụ việc cán bộ thôn cố tình dỡ mái đình làng để lấy gỗ sưa đem bán cho một vị sư trụ trì ở địa phương mà không hề thông báo với người dân. Những vụ việc này đang khiến dư luận đặt dấu hỏi lớn về công tác bảo tồn, bảo vệ các di sản.

Trao đổi với PV Báo điện tử PetroTimes, PGS.TS Lê Quý Đức (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển) bày tỏ sự lo lắng trước hiện tượng trộm cắp, xâm phạm các di vật, di sản đang ngày càng diễn ra hết sức phức tạp và trắng trợn.

Là một chuyên gia chuyên nghiên cứu về văn hóa dân tộc, PGS – TS Lê Quý Đức nhấn mạnh rằng, dù hai thanh vì kèo làm bằng gỗ sưa ở đình làng Thanh Mạc bị mất có giá trị tiền tỷ đi nữa thì nó vẫn thuộc về giá trị văn hóa vật thể. Nếu văn hóa thuộc về cộng đồng người dân thì đúng ra, người làm chủ, bảo tồn phát triển và hưởng thụ văn hóa cũng phải là người dân. Nhưng thực tế, Nhà nước vẫn nắm quyền quản lý như một tất yếu.

hai thanh keo go sua o dinh lang bi danh cap cua but mat mot den muoi

PGS - TS Lê Quý Đức – nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa & Phát triển.

Ông dẫn giải, trước đây ở làng xã Việt Nam thường có hình thái người dân hiến ruộng đất để “cúng” vào đình, chùa lấy kinh phí tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội của địa phương. Nhưng ở xã hội hiện đại, không còn tồn tại cái cơ tầng như xưa nữa. Phần nào vẫn phụ thuộc vào nguồn tài trợ của một số mạnh thường quân.

“Mô hình quản lý còn bất cập khi nói về công tác bảo tồn 1 di tích vật thể nào đó, chúng ta vẫn chưa tạo được cơ sở cho người ta bảo quản. Sự việc mất vì kèo cho thấy công tác bảo tồn vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Từ những vụ mất trộm nói trên có thể thấy rằng tính thế tục của xã hội đang lên ngôi. Người ta sẵn sàng lấy trộm các tài sản của đình, của chùa về để trục lợi mà không hề tỏ ra sợ hãi hay xấu hổ. Điều này là rất đáng báo động, lên án”, PGS – TS Lê Quý Đức nhận định.

“Của Bụt mất một đền mười/ Bụt vẫn còn cười Bụt chả nhận cho”, PGS Lê Quý Đức đã dẫn giải những câu thơ này khi nói về ý thức tâm linh của người xưa được coi trọng.

Tuyệt nhiên không có ai có ý định dám xâm phạm các di vật, tài sản thuộc về tâm linh cả vì sợ bị “thần thánh trừng phạt”. Dù ít nhiều mang màu sắc truyền thuyết, nhưng từ trong tâm khảm của đa số cư dân người Việt tự ngàn năm nay vẫn luôn quan niệm như vậy.

Do vậy, mỗi người Việt cần phải có ý thức trong việc gìn giữ các vấn đề thuộc về tâm linh cũng như tu thân tích đức, năng làm việc thiện để nhận được quả phúc.

Thảo Phượng – Nhật Minh