Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giữ tên nước “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là phù hợp

21:01 | 20/05/2013

866 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Trong báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội chiều 20/5, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (UB DTSĐHP 1992) nhận thấy nên giữ nguyên tên nước “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” bởi đã quen thuộc với nhân dân và bạn bè quốc tế.

Ông Phan Trung Lý cho biết, trong tổng số trên 26 triệu lượt ý kiến đóng góp, đa số đề nghị tiếp tục quy định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Tên gọi này ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định rõ con đường, mục tiêu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tên gọi này đã được sử dụng ổn định từ tháng 7 năm 1976 đến nay, đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Hơn nữa, việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường lên chủ nghĩa xã hội và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp”, ông Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội.

Xung quanh loại ý kiến thứ hai đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam dân chủ cộng hòa, tên gọi này từng được chính thức ghi nhận trong Bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 02 tháng 9 năm 1945 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ. Ý kiến này cho rằng, việc lựa chọn tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa không làm ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta vì Lời nói đầu cũng như các quy định khác của Dự thảo đều khẳng định con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XIII sẽ thảo luận và thông qua nhiều việc lớn của đất nước.

Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến nêu trên, Ủy ban DTSĐHP nhận thấy, tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thể hiện rõ chính thể của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ. Tuy nhiên, việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Về Điều 4, với nội dung khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, đa số ý kiến tán thành bổ sung quy định Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Quy định này là kế thừa quy định tại Điều 4 của Hiến pháp hiện hành, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta.

Dự thảo đã bổ sung quy định về bản chất của Đảng theo tinh thần mới của Cương lĩnh, đó là: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”. Chính do bản chất và nền tảng tư tưởng của Đảng như vậy nên nhân dân ta mới thừa nhận vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng và ghi nhận vào Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước. Do vậy, Ủy ban đề nghị Quốc hội cho giữ Điều 4 như Dự thảo đã công bố. 

Đa số cử tri nhất trí với phương án giữ nguyên tên nước "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

“Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo thông qua Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng và chính sách, chủ trương lớn của mình... Cách thức, nội dung lãnh đạo được thể hiện linh hoạt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, từng thời kỳ. Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức Đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật hiện đã là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát, giúp cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hơn nữa, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng là vấn đề đang được tổng kết, nghiên cứu. Vì vậy, Ủy ban DTSĐHP đề nghị Quốc hội không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng vào Dự thảo Hiến pháp”, ông Phan Trung Lý trình bày.

Về thẩm quyền của Chủ tịch nước đối với hoạt động hành pháp (được quy định trong Chương VI), Ủy ban DTSĐHP nhận thấy, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại thì trong một số trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề mà Chủ tịch nước quan tâm để giúp Chủ tịch nước thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, Ủy ban đã chỉnh lý để trình Quốc hội cho ý kiến về nội dung này theo hướng: “Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”. 

Đối với lực lượng vũ trang, Ủy ban DTSĐHP nhận thấy, căn cứ vào mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước và thực tiễn công tác cán bộ hiện nay, việc Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là phù hợp. Do đó, Ủy ban DTSĐHP dự kiến chỉnh lý trình Quốc hội cho ý kiến về việc bổ sung các trường hợp về phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân trong các lực lượng vũ trang nhân dân và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho đầy đủ và phù hợp.

T.L