Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giảm lãi suất có khó vay hơn?

14:09 | 29/02/2012

Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo thông tin chính thức, hơn một tuần qua đã có 4 ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại thông báo hạ lãi suất cho vay từ 0,52%/năm. Quyết định đi đầu của các đại nhà băng chiếm trên 60% nguồn cung tín dụng tạo cú hích kéo mặt bằng lãi suất thực giảm trong nửa đầu năm 2012.

Hướng đã mở

Các ngân hàng lớn đã lần lượt công bố lãi suất cho vay với mức giảm từ 0,5-2% so với lãi suất được áp dụng trước tết. Mới nhất là từ ngày 22/2/2012, Agribank chính thức áp dụng mức lãi suất 14,5%/năm dành cho các khoản cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm và chi phí sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa khác.

Vietcombank, cho vay lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp – nông thôn (bao gồm hộ gia đình), với mức lãi suất 15%/năm. Riêng các khách hàng tại TP HCM, lãi suất cho vay là 14,5%/năm. Còn tại Vietinbank, cho vay sản xuất kinh doanh nói chung được hưởng lãi suất 16,5%/năm. Trong đó, một số nhóm khách hàng được ưu tiên như trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, công nghiệp phụ trợ lãi suất cho vay là 16%, doanh nghiệp xuất khẩu là 15,8%. Cho vay tiêu dùng ở Vietinbank lãi suất là 17%.

Tìm hiểu ở Agribank, được biết trong năm 2012 ngân hàng này sẽ dành khoảng 70.000 tỉ đồng phục vụ sản xuất – kinh doanh; vốn trung, dài hạn, tập trung vào đầu tư các nhà máy sản xuất, chế biến nông, thủy sản, chăn nuôi với công nghệ cao; chương trình cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; cho vay kinh tế trang trại và hộ sản xuất. Agribank sẽ tập trung nguồn vốn vào lĩnh vực tam nông, lĩnh vực được cho là chi phí cao, lợi nhuận thấp. Năm nay, Agribank dự kiến tổng dư nợ cho vay tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2011. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng 15-18%; chiếm tỉ trọng hơn 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Vì vậy, Agribank sẽ đẩy mạnh huy động vốn từ nền kinh tế trong nước và nước ngoài; tập trung mọi nguồn vốn huy động và nguồn thu nợ từ cho vay lĩnh vực phi sản xuất chuyển sang để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cho vay xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Theo Nghị định 41, mỗi hộ nông dân có thể vay 50 triệu đồng, những hộ không đủ điều kiện như hộ nghèo và cận nghèo sẽ được vay từ ngân hàng chính sách xã hội. Đối với các chủ trang trại, hộ sản xuất lớn nếu có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo đầu ra cho nông dân thì Agribank vẫn ưu tiên nguồn lực. Tuy nhiên, trên thực tế có những vướng mắc, cản trở rất khách quan khiến người dân vẫn khó vay vốn là có thật. Vậy, trong năm 2012, các ngân hàng cần có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, giúp cho nguồn vốn đến với nông dân thuận lợi và hiệu quả hơn. Một số ngân hàng thực hiện cải tiến quy trình thủ tục cho vay cho phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn; theo phân loại khách hàng.

Agribank ban hành các quy định cụ thể về cho vay theo từng chương trình cho vay nêu trên; sản phẩm dịch vụ khác… phù hợp với từng thời kỳ, từng lĩnh vực ngành hàng, cho vay khép kín từ khâu trồng, chăm sóc đến khâu thu mua, chế biến, tiêu thụ… nhằm gắn kết giữa nhà nông, doanh nghiệp và ngân hàng đảm bảo tính ổn định cho người sản xuất và doanh nghiệp.

Vẫn cần tháo gỡ

Lãi suất cho vay giảm là điều mà nhiều doanh nghiệp trông chờ tư khi có Nghị quyết 1. Tuy vậy, với các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp lớn, việc vay vốn lãi suất giảm thuận lợi hơn, nhanh hơn trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang chờ đến lượt.

Tại Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, ông Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Phó tổng giám đốc, cho biết: Ngay từ đầu tháng 2, các ngân hàng mà Hoàng Anh Gia Lai có mối quan hệ đã thông báo lãi suất cho vay mới, mức phổ biến ở 17%, trong khi trước tết, các khoản vay vốn lưu động của tập đoàn đều phải tiếp cận với mức lãi suất trên 19%.

Cùng ý kiến này, lãnh đạo Công ty TNHH Hùng Cá đã tiếp cận được nguồn vốn lãi suất vào khoảng từ 16-17,5%, tức thấp hơn trước tết từ 0,7-1%. Được biết, để được vay với lãi suất thấp, doanh nghiệp cũng cần có nhiều điều kiện kèm theo như thanh toán hàng xuất khẩu qua ngân hàng đó, các khoản vay phải trên 40 tỉ đồng… Hiện tại, chỉ có một số doanh nghiệp lớn mới vay được với mức lãi suất đã giảm, còn một doanh nghiệp nhỏ mà ông điều hành vẫn phải vay với mức cao hơn.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhỏ vẫn phải vay với lãi suất trên 20%, thậm chí 24%, áp dụng từ đầu tháng 2 trong khi cuối tháng 2 mới có tín hiệu giảm lãi suất. Giám đốc một số DNNVV cho hay chưa thấy các ngân hàng báo mức lãi suất mới như báo chí đưa tin.

Chủ một doanh nghiệp nhỏ khác cho biết ngân hàng có đưa ra gói tín dụng ưu đãi, nhưng công ty không phải ai cũng hội đủ điều kiện được hưởng nên mức lãi suất vẫn chưa điều chỉnh. Giới doanh nhân cho rằng, nếu không vay được thì không đủ vốn lưu động để duy trì sản xuất kinh doanh nên phải chấp nhận. Họ mong muốn các NHTM cần thực sự ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để các doanh nghiệp này tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn lãi suất đã giảm.

Phản ứng kịp thời trước hiện tượng doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước đã ra công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại đánh giá và báo cáo khả năng tiếp cận vốn vay, sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp; những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, về phía các ngân hàng và doanh nghiệp… ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để cải thiện khả năng tiếp cận vốn vay, sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp trong thời gian tới. Đây là động thái cần thiết để việc hạ lãi suất thực sự phát huy tác dụng với sản xuất và đời sống.

Thụy Hương