Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giảm kỳ thị phụ nữ nhiễm HIV

07:00 | 31/03/2018

461 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mặc dù chương trình ứng phó với HIV của Việt Nam được đánh giá là tiến bộ trên nhiều mặt, song sự phân biệt đối xử, kỳ thị phụ nữ nhiễm HIV vẫn tồn tại dai dẳng.   

Gia tăng phụ nữ nhiễm HIV

Năm 2006, Việt Nam ban hành Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra bởi chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Sau khi có luật, người nhiễm HIV và người có nguy cơ cao được tiếp cận các dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS thuận lợi hơn; giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Đặc biệt, người nhiễm HIV được tham gia nhiều hơn các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bao gồm cả góp ý chính sách, pháp luật...; các tổ chức dựa vào cộng đồng của người nhiễm HIV phát triển rộng hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

giam ky thi phu nu nhiem hiv
Tư vấn điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV

Tuy nhiên, quá trình triển khai luật cho thấy có nhiều bất cập gây cản trở và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác phòng chống HIV/AIDS. Cụ thể, còn nhiều người nhiễm HIV không có giấy tờ tùy thân, không có việc làm, bị kỳ thị, phân biệt đối xử, thiếu kiến thức về chính sách và pháp luật, không có vốn để phát triển sinh kế, khó tiếp cận chương trình dự phòng HIV/AIDS...

Đáng lưu ý, phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam vẫn gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc, cũng như các dịch vụ hỗ trợ. Với tâm lý e ngại, sợ kỳ thị, nhiều phụ nữ nhiễm HIV giấu bệnh, không tiếp cận với các thông tin cần thiết, các hình thức điều trị dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm, đặc biệt sẽ làm gia tăng phụ nữ nhiễm HIV nói riêng và người nhiễm HIV nói chung.

Theo thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, nếu như trong giai đoạn đầu tiên, trung bình mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 30.000 ca nhiễm HIV mới với tỷ lệ nữ chiếm khoảng 8%, tỷ lệ này đã lên đến 33% vào năm 2014, mặc dù số ca nhiễm HIV mới đã giảm xuống chỉ còn khoảng 10.000 người. Tỷ lệ này cùng với tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với phụ nữ nhiễm HIV là vấn đề đáng lo ngại, tạo ra những thách thức lớn trong ứng phó quốc gia với nguy cơ đại dịch AIDS.

Thay đổi quan niệm và hành vi

Làm thế nào để phụ nữ sống chung với HIV không bị kỳ thị và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc?

Từ năm 2018 trở đi, các tổ chức quốc tế sẽ cắt giảm tài trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam và chỉ hỗ trợ về kỹ thuật. Do vậy, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là việc điều trị cho bệnh nhân AIDS sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn là rào cản cho những người có nhu cầu tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc khi nhiễm HIV/AIDS, làm giảm tác dụng và hiệu quả của các dịch vụ này.

Chính vì vậy, để đạt được bình đẳng giới, công tác ứng phó với HIV cần tập trung vào 3 lĩnh vực: Cải thiện việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục và các dịch vụ về HIV; huy động cộng đồng để chuyển đổi các quan niệm và hành vi bất bình đẳng giới; trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái bằng cách đầu tư vào sự lãnh đạo của phụ nữ trong công tác ứng phó với HIV.

Theo chuyên gia Chu Quốc Ân, Phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, cần xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS cho phù hợp với bối cảnh mới và nguyện vọng của người nhiễm HIV, người có nguy cơ cao nhiễm HIV. Cần tiếp tục tổ chức, tạo điều kiện cho các cộng đồng chịu ảnh hưởng được đóng góp ý kiến phù hợp trong quá trình xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, các vấn đề cần xem xét sửa đổi bổ sung tập trung vào tiếp cận phổ cập dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, điều trị HIV, bảo đảm bí mật, đặc biệt là chống kỳ thị và phân biệt đối xử.

Trong giai đoạn đầu tiên, trung bình mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 30.000 ca nhiễm HIV mới với tỷ lệ nữ chiếm khoảng 8%, tỷ lệ này đã lên đến 33% vào năm 2014, mặc dù số ca nhiễm HIV mới đã giảm chỉ còn khoảng 10.000.

Nguyễn Bách