Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giảm đầu báo để chất lượng thông tin tốt hơn

07:00 | 14/04/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trương tạm thời ngừng cấp giấy phép hoạt động báo chí và rà soát để thu hồi giấy phép hoạt động báo chí của những cơ quan hoạt động không đúng quy định của giấy phép. Đây là việc làm đúng và cần thiết. Vấn đề này không phải lần đầu đặt ra.

Năng lượng Mới số 312

Giảm đầu báo, chất lượng thông tin và tự do báo chí tăng lên, tưởng như một nghịch lý. Nhưng sự thật là như thế nếu căn cứ vào Luật Báo chí và thực tế hoạt động của báo chí hiện nay.

Theo quy định của Luật Báo chí, giấy phép hoạt động báo chí chỉ cấp cho tổ chức. Vì vậy, Việt Nam không có báo chí tư nhân. Nhiều người cho rằng, Việt Nam không có báo chí tư nhân đồng nghĩa với không có tự do báo chí. Họ rất nhầm vì họ căn cứ vào tổ chức của nước họ. Tổ chức Nhà nước và tổ chức xã hội của Việt Nam theo cách, mỗi cá thể đều tham gia vào không chỉ một mà là nhiều tổ chức xã hội như: tổ chức của người lao động, thanh niên, phụ nữ, sinh viên, người cao tuổi, các nhà khoa học, các tôn giáo… Và, vì thế họ có từ một đến nhiều cơ quan ngôn luận, nếu họ muốn tham gia. Cũng theo Luật Báo chí, công dân Việt Nam không chỉ tự do hưởng thụ các tác phẩm báo chí mà còn tự do tham gia quá trình làm báo với các tư cách: người cung cấp thông tin, người viết tác phẩm báo chí mà không bị kiểm duyệt, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin. Luật còn quy định cơ quan báo chí nếu không đăng tải các thông tin mà công dân gửi đến phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quá nhiều phụ trương, phụ bản (ảnh: Hiền Anh)

Theo quy định của luật, để tiếp cận với báo chí và đưa thông tin lên báo chí, công dân Việt Nam không thiếu quyền tự do. Ngay cả những điều cấm thông tin trên báo chí của Việt Nam thì nước nào cũng cấm: cấm thông tin chống Nhà nước; cấm thông tin kích động chiến tranh và gây hận thù giữa các dân tộc; cấm thông tin kích động bạo lực, dâm ô, trụy lạc, hành vi vi phạm pháp luật; cấm thông tin sai sự thật. Nếu có khác biệt thì Luật Báo chí Việt Nam cấm thông tin làm lộ bí mật quốc gia còn một số nước khác thì cho phép báo chí đăng tải mọi thông tin mà mình có được, bí mật của tổ chức nào thì tổ chức đó có nghĩa vụ gìn giữ.

Tóm lại, Luật Báo chí Việt Nam là tiến bộ, đảm bảo môi trường tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Quyền tự do ấy không kém bất kỳ quốc gia nào. Thậm chí, các quốc gia tự cho rằng, rất tự do báo chí thì công dân nước họ không có cơ quan ngôn luận đại diện và khó tiếp cận báo chí; Báo chí nước họ không có nghĩa vụ phục vụ công dân như ở Việt Nam.

Nhưng, thực tiễn hoạt động báo chí ở Việt Nam lại chưa được như Luật Báo chí quy định ở cả 3 lĩnh vực: quản lý Nhà nước về báo chí, thực hiện quyền chủ quản về báo chí và hoạt động thực tiễn của cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí và nhà báo.

Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, theo quy định của pháp luật báo chí là Bộ Thông tin và Truyền thông thay mặt Chính phủ đã cấp đến gần 700 giấy phép hoạt động báo chí và gần 20 nghìn thẻ nhà báo. Và đến nay, chính Bộ này đã phải đưa ra chủ trương ngừng cấp giấy phép hoạt động báo chí và thu hồi bớt giấy phép hoạt động báo chí. Ở đây, cần phải nói thêm hai điểm. Một là: 700 cơ quan báo chí, có rất nhiều cơ quan thực hiện truyền thông đa phương tiện nên số đơn vị thực hiện truyền thông tăng gấp bội. Hai là: 700 cơ quan báo chí và hơn 20 nghìn nhà báo có nhiều hoạt động vô ích mà tác giả phân tích dưới đây là một lãng phí xã hội không nhỏ.

Đối với các cơ quan chủ quản báo chí, bên cạnh các cơ quan tạo cơ sở vật chất, trụ sở cho cơ quan báo chí theo luật thì không ít cơ quan chỉ xin giấy phép hoạt động báo chí và bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí còn lại là khoán trắng. Vì thế, các cơ quan báo chí rơi vào 3 hệ lụy: hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ, địa bàn phát hành như giấy phép hoạt động báo chí; các cơ quan báo chí tự bươn trải dẫn đến thương mại hóa báo chí; cơ quan báo chí và nhà báo không được quản lý chặt chẽ. Thậm chí, có những cơ quan báo chí khoán cho nhà báo xin được tài trợ thì thực hiên chương trình. Như vậy, tìm đâu ra sự khách quan và trung thực trên báo chí.

Đối với cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí và nhà báo là những đối tượng trực tiếp hoạt động báo chí cần phải nói đến nhiều nhất trong hoạt động thực tiễn hiện nay. Xa rời tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí là điều phổ biến nhất. Diện tích và thời lượng mỗi tờ báo, trên mỗi trang thông tin điện tử không dành xứng đáng cho tổ chức mà mình đại diện. Chính những người trong tổ chức đó bị tước đoạt diện tích mặt báo hoặc thời lượng dành cho mình. Loại trừ các thông tin mang tính thời sự chính trị lớn của quốc gia, quốc tế (mà không nhất thiết mọi báo chí đều phải đăng tải) thì các thông tin giật gân, chuyện về vết sẹo, nếp nhăn, ăn mặc hớ hênh của ca sĩ, chuyện liên quan đến tình dục, chuyện về đâm chém, cướp, giết, hiếp… cùng lúc xuất hiện ở rất nhiều tờ báo hoặc trang tin điện tử. Đặc biệt, có một số trang tin điện tử người đọc không nhận biết được thông tin bản báo và thông copy không dẫn nguồn. Diện tích trang báo, thời lượng chương trình dành quá nhiều cho những thông tin vô bổ, thậm chí còn độc hại nhằm câu khách, xâm phạm tôn chỉ mục đích và đối tượng phục vụ mà giấy phép hoạt động báo chí đã quy định.

Tình trạng rất phổ biến ở nhiều cơ quan báo chí, ở nhiều người đứng đầu cơ quan báo chí và nhà báo là tự biến mình thành “biên tập viên hèn nhát”, thiếu hiểu biết pháp luật báo chí để tự dọa mình bằng nhóm từ “nhạy cảm”, không dám đăng tải những vấn đề đời sống xã hội nóng bỏng. Trong thực tế, những vấn đề ấy không ai cấm đoán, mà ngược lại Đảng và Nhà nước đang trông chờ, đặt niềm tin vào báo chí như: phát hiện và thông tin về các nhân tố mới, chống tham nhũng, chống lãng phí, phát huy dân chủ cơ sở, chống các khuynh hướng độc đoán hạn chế quyền công dân, nhất là ở nông thôn hoặc các hiện tượng vì những lợi ích cá nhân, nhóm người bóp méo các chủ trương, chính sách…

Đó là chưa kể đến nhiều người trong báo giới coi nghề làm báo là nghề dễ kiếm tiền thay vì phải coi nghề này là xứ mệnh với trách nhiệm xã hội. Từ chỗ báo chí rất có uy tín trong xã hội thì nay điều đó đã giảm đi rất nhiều.

Tổng hợp lại, Luật Báo chí Việt Nam đã tạo ra môi trường tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí nhưng việc quản lý và thực hiện trong đời sống xã hội đã có phần bóp méo Luật Báo chí.

Cũng cần phải nói thêm rằng, hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định xử lý dân sự đối với các hành vi xâm phạm đến tài sản, nhân thân phi tài sản; Luật Hình sự quy định xử lý các hành vi vu khống, xâm phạm uy tín của tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân. Nếu báo chí, nhà báo bị khởi kiện trước tòa án dân sự và khởi tố, truy tố trước tòa hình sự một cách công bằng thì đấy là xu hướng tốt của nền báo chí và cả của nền pháp luật.

Quay lại vấn đề tạm ngừng cấp giấy phép hoạt động báo chí và thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ cần xem xét thực tế mỗi ấn phẩm của một cơ quan báo chí trong vòng một tháng để đối chiếu với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và địa bàn phát hành theo giấy phép và điều tra nguồn những thông tin trùng lặp của nhiều cơ quan báo chí là có thể thu hồi được hàng loạt giấy phép hoạt động báo chí.

Đây là việc làm cần thiết và phải làm ngay.

Trần Quang Vũ