Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển ở làng cổ Đường Lâm

19:47 | 08/06/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Ngày 8/6, tại Hà Nội, Liên hiệp Khoa học Phát triển du lịch bền vững (STDe) phối hợp với Sở VH-TT&DL Hà Nội tổ chức hội thảo “Chung tay gìn giữ giá trị viên ngọc quý – làng cổ Đường Lâm” để bàn về những giải pháp bảo tồn di tích văn hóa được quốc gia công nhận.

Người dân Đường Lâm phải sống được bằng di sản.

Tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu và đại diện các cơ quan chức năng đều cho rằng, muốn bảo tồn làng cổ Đường Lâm thì đầu tiên phải giải quyết được vấn đề nhu cầu đời sống của người dân. Để làm được điều nay, BQL di tích đã cùng UNBD thị xã Sơn Tây thành lập các ban chỉ đạo, trong đó có đại diện của các hộ di tích để nói lên những tâm tư, suy nghĩ của người dân và trao đổi trực tiếp các vấn đề nóng; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch tổng thể toàn khu di tích để quản lý khoa học; quy hoạch khu giãn dân hợp lý để cuối 2013, đầu 2014 có thể tiến hành giãn dân.

Vấn đề giãn dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn từ chính các cấp quản lý. Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý (BQL) Di tích làng cổ Đường Lâm cho biết: “Chúng tôi đã thỏa thuận với Sở Quy hoạch kiến trúc được khu giãn dân, vấn đề bức xúc về nhà ở của người dân sẽ được giải quyết trong nay mai. Nhưng, nếu phải đóng 100 triệu mới được ở khu dãn giân thì sẽ không có ai chịu di dời, phải có cơ chế đặc thù hỗ trợ người dân tái định cư”.

Một vấn đề thứ hai mà nhiều nhà nghiên cứu cũng rất chú trọng là phải đem làng cổ trở thành một phần đời sống dân sinh gắn với lợi ích trực tiếp. Làng cổ Đường Lâm khác hẳn với phố cổ Hội An hay phố cổ Hà Nội bởi 70% dân số làm nông. Người dân ở nơi này chưa biết làm du lịch, chưa có lợi từ chính ngôi nhà của mình và chưa ý thức được giá trị của nơi mình đang sống.

Người dân không có lợi nên từ bỏ “danh hiệu”. Chính vì thế, trong thời gian tới, UBND thị xã Sơn Tây, BQL di tích làng cổ Đường Lâm phối hợp với các sở, ban, ngành sẽ tập trung đầu tư vào việc chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp). Sẽ có những vùng để bà con trồng cây nông nghiệp như ngô, lúa… để trở thành hàng hóa, khi khách du lịch đến có thể bán sản phẩm. Một năm sẽ tổ chức vài lớp tập huấn để làm du lịch, làm nghề. Tuyên truyền để người dân tự giác làm du lịch.

Một trong những cách tạo lợi ích cho người dân làng cổ Đường Lâm được đưa ra tại hội thảo là cách tạo sản phẩm du lịch nông nghiệp và giải pháp này có tính khả thi vì hầu hết người dân Đường Lâm làm nông nghiệp. Đó là tour du lịch mùa lúa chín (tham quan đồng lúa chín, tham gia lửa trại, ngủ đêm trên cánh đồng), du lịch tìm hiểu nông thôn (tham gia cấy lúa, bắt cua, cá ngoài đồng, trồng rau), nghỉ ngơi, thư giãn (thả diều, hái sen, lưu trú tại nhà dân), thưởng thức ẩm thực làng quê (đặc sản đồng nội, món ăn truyền thống), sáng tạo sản phẩm truyền thống địa phương, tham quan làng cổ, di tích… 

Phát triển du lịch từ các sản phẩm nông nghiệp là hướng đi đúng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm.

Một số ý kiến khác cho rằng, cơ quan chức năng cũng cần hướng dẫn, đào tạo cho người dân những kỹ năng làm du lịch, hướng dẫn người dân làm dịch vụ du lịch hộ gia đình, làm ra các sản phẩm du lịch mới, tham gia các chương trình du lịch, tương tự như mô hình du lịch ở Hội An hay một số khu vực tương tự. 

Các chính sách phải có sự công bằng và phải có sự đồng thuận của người dân, làm rõ những lợi ích người dân được hưởng (phân chia lợi ích vé tham quan, kinh phí Nhà nước đầu tư trùng tu…). Khi người dân được hưởng thụ lợi ích từ chính làng cổ của mình, họ sẽ tích cực gìn giữ giá trị di sản cha ông để lại và gắn bó với nghề nông nghiệp bao đời nay. 

Các nhà khoa học đặc biệt lưu ý đến giải pháp, sự tham gia của cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác quy hoạch bảo tồn và xây dựng khu vực làng cổ bởi chính họ là chủ thể của di sản, đang nắm giữ di sản. Việc giữ gìn nhà cổ ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống người dân, do vậy việc bảo tồn nhà cổ phải có sự đồng thuận của người dân, phải có sự trao đổi, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn. 

Sự tự nguyện tham gia hoạt động bảo tồn của người dân sẽ có hiệu quả tốt đối với việc bảo tồn tổng thể, giảm thiểu kinh phí đầu tư xây dựng. Điều cần thiết trong lúc này, các cơ quan liên quan cần tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích làng cổ Đường Lâm và ý nghĩa công tác bảo tồn làng cổ đối với người dân. 

PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng: “Chúng ta cần nhìn nhận rõ vai trò của cộng đồng trong gìn giữ và phát huy giá trị di sản làng cổ. Trong khi di sản va chạm với họ hàng ngày, họ không được hưởng lợi từ di sản thì không muốn gắn bó. Việc trả lại danh hiệu làng cổ vừa qua là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các nhà quản lý và cần phải nhanh chóng tìm sự gắn kết giữa di sản với cộng đồng, giải quyết xung đột giữa bảo tồn và phát triển”.

Văn Dũng