Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giả thuyết khác về nguyên nhân mất tích của chuyến bay MH 370

14:06 | 10/03/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Đến thời điểm hiện tại, đã có một số giả thuyết về nguyên nhân mất tích của chuyến bay MH 370. Đương nhiên, tất cả mới chỉ là những giả thuyết ban đầu. TS. Vũ Văn Bằng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Nước và Môi trường đã đưa ra những giả thuyết riêng của mình từ sự trùng hợp khi xuất hiện từ trường Trái đất.

>> Kịch bản thứ 2 của máy bay MH 370: Mục tiêu khủng bố là tháp đôi nổi tiếng Petronas?

>> Những nghi vấn mới nhất trong vụ máy bay Malaysia Airlines mất tích

PV: Theo ông, đâu có thể là nguyên nhân dẫn đến sự mất tích của chiếc máy Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines?

TS. Vũ Văn Bằng: Chúng ta cần chú ý tới thời điểm chiếc máy bay MH 370 biến mất. Theo thông báo của Malaysia Airlines thì chuyến bay thì chiếc Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã biến mất khỏi màn hình radar kiểm soát không lưu vào lúc 2h40 sáng ngày 8/3 (tức 1h40 giờ Việt Nam ngày 8/3) tại địa phận vùng biển nam Trung Quốc nằm giữa Kota Baru và miền Nam Việt Nam, sau khi cất cánh được 41 phút tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

PV: Theo ông, thời điểm này có liên quan gì đến sự mất tích của chuyến bay MH 370?

TS. Vũ Văn Bằng: Có một sự trùng hợp, chính thời điểm này có một tiểu hành tinh bay sượt qua trái đất. Theo RT thông báo, có một tiểu hành tinh có tên gọi là 2014 DX110 thuộc lớp Apollo với chiều rộng khoảng 30m, nặng khoảng 16.000 tấn sắp bay qua cách Trái Đất với cự ly khoảng 350.000 km, bằng 0,9 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt Trăng.

Các nhà nghiên cứu dự đoán, tiểu hành tinh này sẽ bay qua Trái đất vào lúc 21h07 tối 7/3 theo giờ GMT (khoảng 4h sáng 8/3 theo giờ Việt Nam) với vận tốc hơn 50.000 km/h và cho biết thêm nó sẽ không va chạm với Trái đất và gây ảnh hưởng đến con người.

Hiện có nhiều giả thuyết về sự mất tích của chuyến bay MH 370

PV: Như vậy, đây có thể là nguyên nhân gặp nạn của chuyến bay MH 370?

TS. Vũ Văn Bằng: Như đã biết, theo thuyết bức xạ từ thứ cấp thì một vật thể bất kỳ tồn tại trong một vật thể khác đều bức xạ ra trường từ. Trường từ này lớn lên gấp bội lần nếu vật thể đó ở trạng thái chuyển động. Như vậy khi tiểu hành tinh 2014 DX110 bay sượt qua Trái đất và nó sẽ sản sinh không gian từ trường biến thiên mạnh quanh Trái đất.

Từ trường này sẽ gây ra các hệ quả. Một là ép từ trường Trái đất nơi mà nó bay qua làm tăng đột ngột từ trường ở đây. Hai là làm từ trường Trái đất bị nhiễu loạn tạo nên những vùng xoáy. Ba là từ trường Tellur thăng giáng đột ngột và liên tục. Như vậy từ trường do tiểu hành tinh này gây ra tương đương với một đợt bão từ mỗi khi sắc quyển mặt trời bùng nổ.

Như đã biết, bão từ luôn là kẻ thù nguy hiểm của các loại máy móc chạy bằng điện, đặc biệt là biến thế điện cũng như các vi mạch điện tử.

Chúng ta so sánh thời gian bay của chiếc Boeing 777-200 và tiểu hành tinh 2014 DX110 như nêu trên thì có thể thấy sự trùng hợp.

Trong khi đó, một quan chức Malaysia nói trong lo sợ: “Chúng tôi đang hoang mang khi một chiếc Boeing 777 hiện đại được trang bị nhiều thiết bị như radar thu truyền tín hiệu tự động, điện tử hàng không, liên lạc qua radio và hệ thống định vị toàn cầu lại có thể biến mất đột ngột như vậy”.

Xin cảm ơn ông!

Minh Tiến (thực hiện)