Giá điện được tính như thế nào?
Đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng điện
Chính sách giá bán lẻ điện sinh hoạt của Việt Nam được Bộ Công Thương quy định tại Điều 10, Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29-5-2014 về thực hiện giá bán điện. Theo đó, mỗi hộ gia đình trong một tháng được áp dụng một định mức sử dụng điện sinh hoạt. Trong trường hợp bên mua điện sinh hoạt có nhiều hộ sử dụng điện chung công tơ (có hộ khẩu riêng), thì định mức của hóa đơn tiền điện sẽ bằng định mức của từng bậc thang nhân với số hộ sử dụng chung công tơ.
Theo EVN, quy định này nhằm đảm bảo công bằng cho các gia đình có nhiều hộ sinh hoạt chung tại một địa điểm, không cần phải lắp đặt nhiều công tơ vẫn được hưởng đầy đủ định mức điện của các bậc thang tương ứng với số hộ sử dụng chung công tơ.
Công nhân điện lực Lạng Sơn hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn |
Được biết, thực hiện chính sách giá điện cho các hộ gia đình sử dụng chung công tơ, trong các năm vừa qua, EVN đã thực hiện cung cấp dịch vụ “Thay đổi định mức sử dụng điện” được công khai đến tất cả các khách hàng sử dụng điện. Cụ thể, với nhu cầu thay đổi định mức này, khách hàng chỉ cần gửi yêu cầu dịch vụ và cung cấp cho điện lực bản sao của một trong các loại giấy tờ: Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc xác nhận của công an quản lý địa bàn cho các hộ gia đình dùng chung tại địa điểm sử dụng điện. Với yêu cầu này, phía điện lực sẽ thực hiện việc kiểm tra xác minh các thông tin do khách hàng cung cấp và tiến hành ký xác nhận thay đổi trong vòng 3 ngày làm việc.
EVN không ngừng cải cách
Trong năm 2017, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc công khai, minh bạch các dịch vụ điện đến với khách hàng theo hướng “dễ tiếp cận, dễ tham gia, dễ giám sát”, EVN đã ban hành Quy định số 505/QĐ-EVN ngày 15-5-2017 về cung cấp các dịch vụ điện, cũng như hiệu chỉnh và ban hành quy trình kinh doanh sửa đổi nhằm triển khai cung cấp dịch vụ “Thay đổi định mức sử dụng điện” nói riêng cũng như các dịch vụ điện nói chung theo “cơ chế 1 cửa”, kết hợp với việc cải tiến về công tác dịch vụ khách hàng theo phương châm “điện lực đến với khách hàng”.
Theo đó, ngoài hệ thống trên 900 phòng giao dịch khách hàng của điện lực trên cả nước, để yêu cầu các dịch vụ điện, khách hàng có thể gửi yêu cầu dịch vụ qua: Tổng đài chăm sóc khách hàng, website cung cấp dịch vụ trực tuyến, email, phần mềm ứng dụng chăm sóc khách hàng trên thiết bị thông minh, sau đó điện lực sẽ chủ động liên hệ và đến gặp khách hàng để giải quyết theo lịch hẹn.
Điều 2, Thông tư 19/2014/TT-BCT ngày 18-6-2014 của Bộ Công Thương ban hành mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt quy định: “Tại một địa điểm đăng ký mua điện, khách hàng là một hộ gia đình mua điện sinh hoạt được ký 1 hợp đồng mua bán điện mục đích sinh hoạt”, do đó, EVN khuyến nghị các hộ gia đình có chung 1 địa điểm sử dụng điện sẽ ký 1 hợp đồng mua bán điện và lắp đặt sử dụng chung 1 công tơ với định mức các bậc thang tương ứng với số hộ dùng chung để tránh lãng phí cho cả điện lực và khách hàng do phải lắp đặt thêm công tơ điện.
Đối với đề nghị của khách hàng cần phải lắp thêm công tơ thì EVN khuyến nghị hệ thống điện sử dụng của hộ gia đình mới cần độc lập với hệ thống điện với hộ gia đình cũ nhằm đảm bảo việc cung cấp điện an toàn, ổn định và thực hiện theo đúng hợp đồng mua bán điện. Trong trường hợp này, EVN sẽ triển khai cung cấp dịch vụ cho khách hàng mới như với một khách hàng được cung cấp dịch vụ cấp điện mới.
Hà Lê
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối, vượt tiến độ 4 ngày
-
Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 500kV Sông Mây
-
Bài 1: Để Quy hoạch phát triển điện lực được thực thi
-
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn đến hết năm 2025
-
Các nỗ lực tích hợp năng lượng ở Đông Nam Á bị đe doạ