Giá dầu thế giới 21/12: Giá dầu lại giảm dù Saudi Arabia mạnh tay cắt sản lượng
Ảnh minh họa. |
Ghi nhận của Petrotimes hồi 10h sáng 21/12, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2019 trên sàn New York Mercantile Exchanghe ở mức 46,54 USD/thùng, tăng 0,64 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với đầu giờ ngày 20/12, giá dầu WTI lại giảm 0,85 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu brent giao tháng 1/2019 đứng ở mức 55,11 USD/thùng, tăng 0,76 USD/thùng trong phiên nhưng lại giảm 1,45 USD/thùng so với đầu giờ ngày 20/12, theo giờ Việt Nam.
Còn theo ghi nhận trên ifcmarketc, cùng thời điểm theo giờ Việt Nam, giá dầu WTI được giao dịch ở mức thấp nhất là 46,55 USD/thùng và cao nhất là 46,62 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu WTI đứng ở mức 46,22 USD/thùng, giảm 2,6%.
Với dầu brent, giá dầu brent được giao dịch ở mức thấp nhất là 55,27 USD/thùng và cao nhất là 55,33 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu brent đứng ở mức 54,94 USD/thùng.
Theo giới phân tích, giá dầu thế giới quay đầu giảm chủ yếu là do thị trường lo ngại cung vượt cầu trên thị trường, và đặc biệt, quyết định điều chỉnh lãi suất của FED hôm thứ tư sẽ tác động tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, quá đó giảm nhu cầu dầu trên thị trường.
Chính lo ngại này khiến thông tin Saudi Arabia tuyên bố cắt giảm sản lượng ở mức 322 ngàn thùng so với mức sản lượng tháng 20/2018 thay do tuyên bố trước đó là 250 ngàn thùng đã không thể tạo hiệu ứng tích cực lên thị trường.
Thực tế, theo ghi nhận trong ngày 20/12, ngay sau quyết định tăng lãi suất của FED, chứng khoán Nhật đã lập đáy mới và hàng loạt thị trường đồng loạt đi xuống. Tại Nhật Bản, thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á, chỉ số Nikkei 225 hiện giảm 2,8% xuống đáy 9 tháng mới. Kospi (Hàn Quốc) cũng mất 1,35%.
Mức giảm tại thị trường Trung Quốc nhỏ hơn. Shanghai Composite mất 0,82%, còn Hang Seng Index (Hong Kong) mất 1,13%. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương hiện giảm 1,08%. Hàng loạt thị trường khác, từ Australia, Malaysia, Thái Lan, Singapore đang đi xuống.
Tại Mỹ, ngay trong ngày FED quyết định tăng lãi suất, chỉ số S&P 500 cũng mất 1,54% xuống thấp nhất kể từ tháng 9/2017.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã nhiều phát đi thông điệp về việc ông “không vui” trước các quyết định, quan điểm về chính sách tài chính tiền tệ của FED. Theo ông Trump thì quyết định của FED là không tốt cho nền kinh tế Mỹ.
Giới phân tích cũng cho rằng động thái tăng lãi suất của FED thời gian qua sẽ tạo những hiệu ứng bất lợi cho nền kinh tế Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang có những vấn đề căng thẳng đối với các quốc gia, nền kinh tế hàng đầu. Việc tăng lãi suất đồng USD sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ. Cộng với việc tăng lãi suất hàng hóa Trung Quốc khiến các doanh nghiệp bán lẻ Mỹ phải thay đổi chiến lược, tái cơ cơ hệ thống phân phối… sẽ tác động tiêu cực đến số lượng việc làm trong nền kinh tế Mỹ…
Hà Lê
-
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/11: Giá dầu thế giới tăng nhẹ đầu phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 11/11: Giá dầu thế giới giảm nhẹ đầu phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 8/11: Giá dầu thế giới lại quay đầu giảm
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô vượt 6,2% dự toán trong 10 tháng 2024
-
Giá dầu hôm nay (13/11): Dầu thô tăng nhẹ
-
OPEC tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu
-
Giới lãnh đạo ngành dầu mỏ thế giới coi xung đột ở Trung Đông là mối đe dọa lớn nhất
-
Nhiệm kỳ TT Mỹ thứ hai của ông Trump và tác động đến thị trường khí đốt Châu Âu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 13/11: Giá dầu thế giới giảm nhẹ đầu phiên